-
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng -
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
Ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam. Ảnh: Chí Cường |
Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam cho biết, quy mô thị trường M&A đang có sự chững lại về số lượng, quy mô thương vụ. Về số lượng, nếu như năm 2021 đạt hơn 700 thương vụ thì 10 tháng năm 2022 chỉ đạt khoảng 350 thương vụ. Giá trị trung bình các thương vụ cũng giảm từ 31 triệu USD/thương vụ xuống khoảng 15 triệu USD/thương vụ.
“Nếu như năm 2021 xuất hiện hàng loạt thương vụ trị giá tỷ USD thì năm 2022, thương vụ đạt giá trị cao nhất không quá 500 triệu USD”, ông Ái cho hay.
Theo dữ liệu từ KPMG, trong 10 tháng năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu các giao dịch xuyên quốc gia với khoảng 1,2 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ (570 triệu USD) và Hàn Quốc (370 triệu USD).
Tương tự năm 2021, các giao dịch tiếp tục được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Các ngành, lĩnh vực chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm: tiêu dùng 1,2 tỷ USD, bất động sản gần 1 tỷ USD, công nghiệp 800 triệu USD. Đặc biệt, ngành năng lượng đang trở nên “hot” nhất năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021.
Tuy nhiên, ông Ái cũng chỉ ra các điểm tích cực tác động đến thị trường M&A năm 2023.
Đó là làn sóng chuyển đổi số ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ đời sống của doanh nghiệp, người dân. Là sự gia tăng không ngừng của tầng lớp trung lưu dẫn đến nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tăng mạnh. Cùng với đó là xu hướng Go Green xanh hóa nền kinh tế, giảm khí thải carbon.
Mặc dù đối mặt với các yếu tố tiêu cực của nền kinh tế thế giới như lạm phát, lãi suất tăng, suy thoái lan rộng khiến kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng ông Ái cho rằng, vẫn còn nhiều cơ hội cho cả bên mua và bên bán trong năm 2023.
Theo đó, những thương vụ trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại, hàng tiêu dùng vẫn tiếp tục sôi nổi, tiếp nối làn sóng dẫn dắt thị trường như các thương vụ của Masan – Phúc Long, SK- Pharmacity…Lĩnh vực bất động sản, năng lượng, tiện ích cũng sẽ sớm sôi động trở lại với sự tham gia ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Việt Nam với vai trò bên mua.
Đáng chú ý, dòng vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity, PE Fund) trên toàn cầu đang trở thành động lực chính thúc đẩy cho thị trường M&A tăng tốc. Trong năm 2021, các quỹ này đã đầu tư hơn 2.000 tỷ USD và còn dự trữ hàng nghìn tỷ USD để sẵn sàng chốt các thương vụ đầu tư mới.
Diễn đàn M&A 2022 sẽ bao gồm các hoạt động chính:
I. Hội thảo chuyên đề M&A với 2 phiên chính:
Phiên 1 với chủ đề “Cơ hội M&A trong thị trường đầy biến động”
Phiên 2 với chủ đề “Thiết lập các giá trị mới”
II. Bên lề Diễn đàn:
Ban Tổ chức sẽ dành không gian và thời gian cho các hoạt động kết nối đầu tư, gặp gỡ các doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ thông tin, tìm kiếm đối tác.
Đặc biệt, Diễn đàn năm nay sẽ tiếp tục vinh danh các Thương vụ và Nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2021 - 2022.
III. Phát hành Đặc san “Toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam 2022”:
Đặc san được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong tháng 11/2022, cập nhật đầy đủ thông tin về hoạt động M&A tại Việt Nam cũng như chia sẻ kinh nghiệm về M&A từ các thương vụ và những xu hướng, lĩnh vực mới trong thời gian tới.
-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng” -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam