
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới
-
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
-
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
![]() | ||
Ông Louis Taylor, Tổng Giám đốc Standard Chartered Việt Nam |
Mong lạm phát ổn định ở 6-8%
Ông Louis Taylor, Tổng Giám đốc Standard Chartered Việt Nam
Thật không dễ dàng để đưa lạm phát từ mức 23% xuống chỉ còn 6,5% như hiện tại, đồng thời, giảm lãi suất từ mức 15% xuống 7%. Có thể thấy, tỷ giá cũng đã được giữ ổn định, dự trữ ngoại hối đang ngày càng gia tăng.
Đó là những nhiệm vụ khó khăn nhưng Chính phủ Việt Nam và NHNN đã làm được. Những thành tựu đó đã giúp cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư cũng như của dân chúng về sự ổn định của nền kinh tế.
Không ai kỳ vọng lạm phát sẽ dừng lại ở mức 0%. Khi người ta cảm thấy chắc chắn rằng lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức 6-8%, họ sẽ có cơ sở thực tế để đưa ra các quyết định đầu tư. Các nhà điều hành đã rất thành công trong việc tạo dựng và duy trì sự ổn định. Điều quan trọng hiện nay là làm sao để sự ổn định tạo tác động lên nền kinh tế.
Về tăng trưởng tín dụng và khả năng hấp thụ vốn tại Việt Nam hiện nay, cần chú ý đến 2 khía cạnh. Về khía cạnh nguồn cung, mặc dù thanh khoản của các ngân hàng đã trở nên dồi dào, nhưng họ vẫn khá dè dặt khi cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân vay vốn do lo ngại những khoản vay đó sẽ trở thành nợ xấu. Do đó, họ chạy đua tìm kiếm những nhóm khách hàng “chất lượng” để chào mời những khoản vay lớn. Trong khi đó, các nhóm còn lại phải gồng mình tìm kiếm nguồn vốn.
Về phía nguồn cầu, theo tôi, nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với vấn đề về niềm tin. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chỉ đạt 5%, thấp hơn nhiều so với mức 7% hay 7,5% mà người ta kỳ vọng. Sự gia tăng của nhu cầu nội địa không được mạnh mẽ như tại các thị trường xuất khẩu. Do đó, niềm tin trên thị trường không đủ để khuyến khích người dân và doanh nghiệp tiếp tục đầu tư ở thị trường nội địa hay vay vốn để đầu tư.
Theo tôi, nếu chính phủ có thể giữ được sự ổn định của giá cả và tiền tệ càng lâu dài thì niềm tin và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ càng gia tăng. Chúng ta không nên để nguồn thanh khoản dồi dào hiện tại chảy quá nhiều vào lĩnh vực tiêu dùng, thay vào đó, điều cần làm là thúc đẩy dòng tiền chảy vào lĩnh vực sản xuất.
Nền kinh tế đã trải qua một thời kỳ thật khó khăn. Để tiếp tục tiến về phía trước thì chúng ta cần phải cải thiện niềm tin trên thị trường. Chính phủ đã xác định được các lĩnh vực cần phải tập trung tái cơ cấu, đó là lĩnh vực ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công.
Có lẽ cũng sắp đến lúc Công ty quản lý tài sản quốc gia đi vào hoạt động nhằm giải quyết một số vấn đề của ngành ngân hàng đi vào hoạt động. Tuy nhiên, chúng ta cần một hệ thống toàn diện giúp thay đổi cách thức cho vay của các ngân hàng hoạt động, bởi nếu các cách thức cho vay đó không được thay đổi, chúng ta có thể sẽ lại gặp phải các vấn đề như hiện tại cũng như phải đối mặt với sự tuột dốc như trong vòng 3 năm qua.
Chúng ta cũng chưa thấy được nhiều tiến triển trong quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực đầu tư công. Nếu chính phủ đi đúng hướng và thực hiện thành công những kế hoạch đã đề ra thì khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế sẽ gia tăng và trở nên hiệu quả hơn, giúp phục hồi luồng đầu tư như chúng ta đã thấy trong quá khứ.
Ông Tareq Muhmood, Tổng Giám đốc ANZ Việt Nam
Rủi ro lớn nhất là lạm phát quay lại
![]() | ||
Ông Tareq Muhmood, Tổng Giám đốc ANZ Việt Nam |
Hai năm qua, NHNN đã đạt được rất nhiều bước tiến đáng kể trong việc điều hành chính sách tiền tệ: Tỷ lệ lãi suất giảm xuống mức hợp lý tạo điều kiện cho người dân có thể vay tiền mua nhà hoặc đầu tư cho việc kinh doanh của mình. Tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốt cho phép doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh lâu dài.
Theo tôi, nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn điều chỉnh, và cần thời gian để lợi thế của việc bình ổn có thể phát huy tác dụng xuyên suốt nền kinh tế.
Bất cứ quốc gia nào cũng có một danh sách dài những việc cần làm để cải thiện môi trường kinh doanh. Một trong những yếu tố hàng đầu đó là giữ cho nền kinh tế vĩ mô ổn định.
Sẽ là một rủi ro rất lớn nếu lạm phát quay trở lại. Tỷ giá hối đoái ổn định, tỷ lệ lãi suất thấp và lạm phát thấp sẽ tạo cho doanh nghiệp tâm thế tự tin để có hoạch định lâu dài cho tương lai. Bên cạnh đó, cũng có nhiều yếu tố khác như cơ sở hạ tầng hay việc nới lỏng quy định về mặt thủ tục hành chính, tạo thuận khi cấp giấy phép kinh doanh.
Thùy Liên
-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới
-
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Bình Định: Không đổi tên xã Canh Vinh vì liên quan dự án trọng điểm Becamex VSIP -
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế