![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/minhvui/2025/02/07/cac-quy-dau-tu-co-phieu-tai-viet-nam-lam-an-the-nao-trong-nam-20241738919863.jpg)
-
Các quỹ đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam làm ăn thế nào trong năm 2024?
-
Hơn 938 triệu cổ phiếu ITA chuyển lên sàn UPCoM nhưng vẫn bị đình chỉ giao dịch
-
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng, khối ngoại tiếp tục xả ròng 1.000 tỷ đồng
-
Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025 -
RAL: EPS tốp đầu sàn chứng khoán, cổ tức tiền mặt “đều như vắt tranh”
Nguyên nhân chính là Công ty ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên đến 286,71 tỷ đồng trong năm 2024, đánh dấu 3 năm lỗ liên tiếp.
Theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, một doanh nghiệp có thể bị hủy niêm yết bắt buộc nếu thua lỗ 3 năm liên tiếp hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất trước thời điểm xem xét.
Do đó, HoSE lưu ý khả năng hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SMC nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 tiếp tục ghi nhận kết quả thua lỗ.
Hiện SMC đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo Quyết định số 155/QĐ-SGDHCM ngày 3/4/2024 do lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán trong 2 năm gần nhất (2022, 2023) là số âm.
Mới đây, SMC cũng có công bố Báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo, kiểm soát năm 2024. Theo SMC, năm 2024, dù nghiêm túc thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thanh lý tài sản và các khoản đàu tư tài chính, bám sát tình hình vĩ mô và ngành thép để có chiến lược kinh doanh phù hợp; tích cực xử lý các khoản nợ đọng.
Tuy nhiên, thị trường thép trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép liên tục giảm mạnh, trong nước bất động sản chưa thực sự ổn định nên ảnh hưởng đến kinh doanh.
SMC tiếp tục thực hiện các giải pháp kinh doanh, thu hồi nợ đọng và xem xét tái cấu trúc doanh nghiệp để gia tăng hiệu quả trong 2025.
Nguyên nhân chính khiến SMC thua lỗ kéo dài là lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc lớn vào thị trường xây dựng và bất động sản. Đồng thời, SMC đang phải hứng chịu các khoản nợ xấu hơn 1.000 tỷ đồng từ các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.
Theo báo cáo tài chính, tài ngày 31/12/2024, tổng tài sản của SMC ở mức 4.511 tỷ đồng, giảm gần 27% so với hồi đầu năm. Khoản nợ xấu của doanh nghiệp giảm chủ yếu là nợ ngắn hạn, có giá gốc 1.289 tỷ đồng.
Trong đó, Công ty TNHH Delta - Valley Bình thuận nợ 441 tỷ đồng, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley nợ 169 tỷ đồng, Công ty TNHH The Forest City (132 tỷ đồng), CTCP Hưng Thịnh Incons (63 tỷ đồng) và các đối tượng khác (484,6 tỷ đồng).
Công ty TNHH Delta - Valley Bình thuận, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley và Công ty TNHH The Forest City nằm trong hệ sinh thái của Novaland (NVL) có tổng nợ xấu gần 742 tỷ đồng, trích lập dự phòng 357 tỷ đồng, tăng 59 tỷ so với khoản trích lập hồi cuối tháng 9/2024.
Đáng chú ý, SMC đang tạm lỗ hơn 47% đối với khoản đầu tư vào cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình sau khi hoán đổi từ khoản nợ trị giá 104,7 tỷ đồng vào tháng 6/2024.
![]() |
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính SMC |
-
SMC nhận cảnh báo hủy niêm yết do lỗ 3 năm liên tiếp -
Nam Long (NLG): Tiền và tương đương tiền tăng vọt lên 5.443 tỷ đồng -
VN-Index tiếp tục giữ sắc xanh, cổ phiếu Techcombank tăng tới 2% -
Chủ tịch UBCKNN: Chứng khoán Việt Nam có nhiều cơ hội nâng hạng đúng lộ trình -
Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền bồi thường -
Lễ đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu xuân Ất tỵ 2025 -
Sắc xanh phủ rộng, VN-Index tăng hơn 11 điểm trong phiên ngày 4/2
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
-
Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service