-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
“Số hóa doanh nghiệp là xu thế không thể đảo ngược”. Đó là khẳng định của ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM trong một hội thảo về nội dung này cách đây ít ngày. Lý giải cho khẳng định trên, ông Tuấn cho rằng, dữ liệu sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi dữ liệu có ích cho doanh nghiệp ngày càng đa dạng và giá thành thu thập dữ liệu cũng đang giảm nhanh. Trong khi đó, xuất hiện ngày càng nhiều các công cụ hỗ trợ giúp con người phân tích dữ liệu nhẹ nhàng hơn, năng suất hơn và hiệu quả hơn, như trí tuệ nhân tạo (AI), Machine Learning (học máy), dữ liệu lớn (Big Data)… “Công nghệ thứ ba với nền tảng thứ ba sẽ giúp cho doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ vào sản xuất - kinh doanh với giá thành rẻ hơn, linh hoạt hơn. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải tạo ra một môi trường số hóa cho chính mình và sẵn sàng cho kết nối với doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái số hóa …”, ông Phí Anh Tuấn nói. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? Câu trả lời của ông Tuấn, đó là trước tiên, cần thay đổi tư duy sáng tạo của lãnh đạo và mọi người trong tổ chức. Sau đó cần lượng hóa các chỉ tiêu mà mô hình Digital Business mang lại, trong đó có 5 yếu tố phải xem xét lượng hóa để hình thành chiến lược kinh doanh số. Đó là mô hình kinh doanh tạo nên từ công nghệ số; danh mục sản phẩm và dịch vụ được số hóa; thông tin, dữ liệu được coi là tài sản doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin triệt để vào sản xuất - kinh doanh; và số hóa nội dung, phương tiện truyền tải, và kênh truyền tải. Bên cạnh đó, tư duy đầu tư cần có tính kế thừa cao để hình thành “năng lực số” trong doanh nghiệp. “Năng lực số” - nền tảng của digital transformation, theo ông Tuấn, bao gồm: dữ liệu và quy trình thống nhất; năng lực phân tích; tích hợp nghiệp vụ gắn chặt với các hệ thống công nghệ thông tin và giải pháp phải cung ứng được. “Nếu thực hiện được quy trình trên, thành ngữ ‘Cá lớn nuốt cá bé’ sẽ không còn luôn đúng. Bằng sáng tạo trong Digital Transformation, ‘cá bé’ nếu nhanh chóng áp dụng công nghệ số sẽ sớm ‘nuốt cá lớn’”, ông Tuấn khẳng định. Trong khi đó, GS.TSKH Hồ Tú Bảo, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) cũng khẳng định, số hoá luôn là lợi thế cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh như vũ bão hiện nay. Có thể thấy, trong kỷ nguyên 4.0, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nhưng muốn xây dựng lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường, cải tiến sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường thì không thể nói “không” với chuyển đổi số, số hoá quy trình vận hành và quản lý trong doanh nghiệp của mình. “Chuyển đổi số là con đường tất yếu phải đi, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược theo đuổi hành trình một cách cụ thể. Đồng thời, cần nắm vững và có sự đầu tư đúng đắn cho những công cụ quan trọng của chuyển đổi số như: AI, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh…”, GS.TSKH Hồ Tú Bảo khẳng định. Còn ông Cao Hoàng Anh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển công nghệ FSI đã giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam do FSI xây dựng, để giúp các doanh nghiệp có thể tự tin bắt tay vào công cuộc chuyển dịch số. Các giải pháp được giới thiệu là những giải pháp công nghệ mới nhất cho việc quản lý tài liệu hiệu quả, gồm: Giải pháp số hóa tài liệu chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013, ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015, Hệ thống quản trị tài liệu thông minh DocEye, Công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE, các giải pháp tích hợp, điện toán đám mây, bảo mật an toàn thông tin…, góp phần giải quyết các vấn đề lưu trữ, khai thác dữ liệu tại các cơ quan, đơn vị. Theo ông Cao Hoàng Anh, các giải pháp trên đã được FSI ứng dụng triển khai thành công tại nhiều đơn vị, tập đoàn lớn như: EVN, Citicom, BigC, Casablanca, Hoshino, Hoàng Quân Group, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, Bộ Công an…, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động kinh doanh và đồng thời giảm thiểu được các chi phí vận hành không đáng có trong công tác nhân sự, văn phòng phẩm, kho bãi… “Các doanh nghiệp số sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối trong các ngành nghề”, ông Cao Hoàng Anh khẳng định.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025