-
Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
“Ba nhà” cùng thiệt khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng -
VSMCamp & CSMOSummit 2024: Áp dụng AI vào marketing là yếu tố "sống còn" của doanh nghiệp -
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray
ST25 là giống gạo Việt Nam ngon nhất thế giới năm 2019, do kỹ sư Hồ Quang Cua cùng các cộng sự nghiên cứu và lai tạo |
Xung quanh câu chuyện gạo ST25 của Việt Nam bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
ST25 là giống gạo Việt Nam ngon nhất thế giới năm 2019, do kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu và lai tạo. Đến năm 2020, gạo ST25 tiếp tục được đạt giải nhì trong cuộc thi gạo ngon này.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết: giống lúa có tên ST25 đã được cấp bằng bảo hộ số 21.VN.2020 theo Quyết định số 45/QĐ-TT-VPBH ngày 6/3/2020 của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chủ bằng bảo hộ là Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí và tác giả giống lúa là các ông/bà Hồ Quang Cua, Trần Tấn Phương, Nguyễn Thị Thu Hương.
Giống lúa ST25 mới là sản phẩm được đăng ký bảo hộ, còn sản phẩm gạo ST25 là loại sản phẩm có tên gọi chung được sản xuất từ giống lúa ST25 nên không được bảo hộ ở Việt Nam cũng như Mỹ.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) thuộc Bộ KH&CN
Theo quy định tại Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống (hay hạt lúa giống) của giống đã được bảo hộ: Sản xuất hoặc nhân giống, chế biến nhằm mục đích nhân giống; chào hàng; bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; xuất khẩu…
Như vậy, nhóm tác giả có thể ngăn cấm việc khai thác, sản xuất hoặc nhân giống; chế biến để nhân giống; chào hàng hoặc tiếp thị loại giống này. Nhưng với sản phẩm là gạo, không thể cấp được bằng bảo hộ bởi khi doanh nghiệp thu mua thóc là sản phẩm thu hoạch từ lúa được gieo trồng từ hạt giống ST25 để xay xát và bán gạo ra thị trường, đương nhiên sản phẩm phải được gọi là gạo ST25. Đó là lý do trên thị trường hiện có rất nhiều loại gạo được quảng cáo là giống lúa ST25.
Vì lý do là tên gọi chung của một loại sản phẩm nên bất kỳ ai kinh doanh sản phẩm (gạo) này cũng đều phải sử dụng đúng tên gọi đó, nên điểm b, khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định tên gọi thông thường của hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và không được đăng ký làm nhãn hiệu.
"Như vậy, bảo hộ của nhà nước là đối với bản thân lúa giống, chứ không phải là gạo - sản phẩm chế biến sau thu hoạch. Trường hợp này, bất kỳ ai, kể cả Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng không thể được bảo hộ độc quyền dấu hiệu ST25 cho sản phẩm gạo", ông Nguyễn Văn Bảy nói.
Trong trường hợp nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra thị trường sản phẩm gạo ST25 thì đâu là dấu hiệu phân biệt để người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc thương mại của sản phẩm gạo mà mình mua? Ông Nguyễn Văn Bảy cho rằng: Các doanh nghiệp phải đưa sản phẩm gạo ST25 ra thị trường dưới nhãn hiệu của riêng mình. Đó là lý do chúng ta có thể mua được gạo ST25 mang nhãn hiệu “Bảo Minh” hoặc gạo ST25 của các doanh nghiệp khác với các nhãn hiệu khác nhau…
Về việc đã có một số doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ST25 ở Mỹ, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, hiện tất cả đơn đăng ký đó đều trong quá trình xử lý.
Theo quy định của pháp luật các nước, trong đó có Mỹ, tên gọi chung của sản phẩm/dịch vụ sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu. Đối với Mỹ, theo hướng dẫn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), thẩm định viên sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu đối với tên giống cây trồng.
“Điều này có thể thấy rõ trong thông báo dự định từ chối ngày 20/11/2020 của USPTO đối với nhãn hiệu “VIETNAM'S ST25 RICE, DAC SAN SOC TRANG” theo đơn đăng số 90151727 nộp ngày 1/9/2020 của Công ty Transworld Foods, Inc ( Hoa Kỳ). Theo đó, ST25 là tên gọi chung của một loại giống cây trồng (lúa) và không thể được đăng ký dưới danh nghĩa một nhãn hiệu theo quy định tại mục 1202.12 của Quy chế thẩm định nhãn hiệu”, ông Bảy cho hay.
-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Cần tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp nhà nước -
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công thương nói cần lộ trình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị