
-
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng
-
Việt Nam và Lào nhất trí tăng cường kết nối mạnh mẽ về kinh tế, hạ tầng
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa chữa, khắc phục hệ thống cầu treo trên toàn quốc
-
Sửa Hiến pháp xong trước 30/6, bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt
-
Tiếp tục cải cách các quy định về gia nhập và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp -
Dự kiến chuyển 6.000 xe công cho cấp xã sau khi sắp xếp lại bộ máy
(baodautu.vn) Là một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của cả nước, trong nhiều năm qua, Tây Nguyên đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của khu vực đã được thực hiện. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội khu vực này đã chuyển biến tích cực, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 12%, thu nhập bình đầu người tăng từ 2,9 triệu đồng/người vào năm 2001, lên 26,9 triệu đồng/người vào năm 2012.
Mặc dù vậy, một cách thẳng thắn, đây vẫn là khu vực còn khó khăn khi tỷ lệ hộ nghèo còn lớn, thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng.
Năm 2009, Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần thứ nhất. Kể từ đó đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư của vùng đạt trên 90.000 tỷ đồng (bình quân 30.000 tỷ đồng/năm), tăng cao so với các năm trước đó (bình quân 16.500 tỷ đồng/năm).
Tuy vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa đáng kể, tính đến ngày 20/3/2013, mới có 140 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 820 triệu USD.
Một điều đáng lưu ý nữa là tỷ lệ vốn giải ngân không cao. Với nhiều dự án, sau nhiều năm, vẫn chỉ là những cam kết. Trong khi đó, thực tế khó khăn của kinh tế - xã hội Tây Nguyên đang đòi hỏi những đồng vốn đầu tư quý báu này được đưa vào thực hiện. Hơn thế, không chỉ là vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, Tây Nguyên cũng rất cần được đầu tư cho an sinh xã hội.
Cách đây hơn một tuần, một hội nghị tương tự cũng đã được tổ chức tại Tây Bắc, vùng đất có nhiều khó khăn tương đồng Tây Nguyên, như hạ tầng cơ sở kém phát triển, nhân lực thiếu và yếu… Tại hội nghị đó, dư luận đã chứng kiến sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống các ngân hàng thương mại, các tổ chức, khi hơn 27.000 tỷ đồng được cam kết đầu tư vào Tây Bắc. Chưa kể, các ngân hàng còn cam kết cho vay hơn 20.000 tỷ đồng và hơn hết, là số tiền trên 550 tỷ đồng ủng hộ an sinh xã hội. Những kỳ vọng tương tự có lẽ cũng đã và đang được đặt ra với Tây Nguyên, làm sao để vùng đất này có thể thu hẹp khoảng cách với các vùng, miền khác.
Để thu hút đầu tư, để phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tiên quyết là phải giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng. Những cơ chế ưu đãi đầu tư đặc thù có lẽ cũng cần được đặt ra, như với Tây Bắc. Và không chỉ là thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mà vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nhà tài trợ, các đối tác phát triển cũng sẽ là một ngân khoản quý giá, góp phần tạo sức bật mới cho Tây Nguyên.
Nguyên Đức
-
Tiếp tục cải cách các quy định về gia nhập và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp -
Dự kiến chuyển 6.000 xe công cho cấp xã sau khi sắp xếp lại bộ máy -
Hải Dương cắt giảm nhiều thủ tục hành chính để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh -
Đại hội VAFIE: Nâng tầm vai trò xúc tiến và kết nối đầu tư FDI -
Hà Tĩnh dự kiến còn 69 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính -
Hà Nội cho doanh nghiệp thuê đất xây trạm bơm, cấp nước thô phục vụ dự án điện rác Seraphin -
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại