-
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào?
Chủ tịch Fed, Jerome Powell cho rằng, các nhà hoạch định chính sách của Fed "không thấy có lý do gì để tăng hoặc giảm lãi suất", cho thấy họ tin rằng lạm phát thấp và lực cầu cá nhân thấp trong quý I/2019 chỉ là yếu tố tạm thời.
Tuy nhiên, bất ổn địa chính trị và kinh tế lan rộng đã thúc đẩy các ngân hàng trung ương trên thế giới đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại hối của mình, trong đó tập trung đầu tư vào tài sản an toàn và có tính thanh khoản cao như vàng.
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dẫn số liệu thống kê tháng 2/2019 của các ngân hàng trung ương vừa được công bố mới đây cho biết, dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tăng thêm 51 tấn trong tháng 2/2019 – mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2018, thời điểm mà các ngân hàng trung ương báo cáo dự trữ vàng toàn cầu tăng thêm 105 tấn. Trong đó, tổng lượng vàng mà các ngân hàng trung ương bán ra là không đáng kể, chỉ khoảng 0,2 tấn trong tháng.
Hai tháng đầu năm nay, các ngân hàng trung ương đã mua ròng gần 90 tấn vàng, cao gấp rưỡi so với con số mua ròng 56 tấn của cùng kỳ năm 2018 (và mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008) mà nguyên nhân do các ngân hàng trung ương – chủ yếu từ các thị trường mới nổi – tiếp tục tích lũy vàng với tốc độ mạnh.
WGC cũng cho hay, trong ba tháng đầu năm 2019 nhu cầu tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới gia tăng, giữa bối cảnh các ngân hàng trung ương tiến hành mua vào kim loại quý này giữa những lo ngại về tình hình bất ổn địa chính trị.
Cũng theo báo cáo quý 1/2019 của WGC, trong quý đầu năm nay nhu cầu mua vàng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.053,3 tấn. Đáng chú ý, lượng mua vàng của các ngân hàng trung ương đạt 145,5 tấn, tăng 68%, mức cao nhất trong quý I kể từ năm 2013.
WGC cho biết, đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối vẫn là động lực chính để các ngân hàng trung ương mua vàng trong bối cảnh bất ổn địa chính trị và kinh tế đang tiếp tục phủ bóng lên triển vọng kinh tế toàn cầu.
Sự tăng trưởng bất ổn về địa chính trị và kinh tế trong suốt cả năm ngày càng thúc đẩy các ngân hàng trung ương đa dạng hóa dự trữ và tập trung lại vào mục tiêu chính là đầu tư vào tài sản an toàn và thanh khoản.
Những hành động này phù hợp với một cuộc khảo sát gần đây do WGC thực hiện cho kết quả: 76% ngân hàng trung ương coi vàng như là một tài sản trú ẩn an toàn cao; trong khi 59% cho rằng hiệu suất của vàng là đa dạng hóa danh mục đầu tư. Và gần 20% các ngân hàng trung ương báo hiệu ý định tăng mua vàng trong 12 tháng tới”, WGC nhận định trong Báo cáo Nhu cầu vàng toàn cầu.
Giới phân tích cho rằng, nhu cầu của ngân hàng trung ương vẫn là một hỗ trợ thiết yếu đối với thị trường vàng và nhu cầu này không thể sớm bị loại bỏ.
Đó là một điểm tựa vững chắc cho kim loại quý này trong bối cảnh các nhà đầu tư cá nhân đang có xu hướng quay lưng lại với thị trường vàng để tập trung vào giá cổ phiếu đang tăng kỷ lục.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 3/5, giá vàng thế giới giao dịch tại thị trường châu Á ở mức 1270.9 đôla/ounce, tiếp tục giảm thêm 4 đôla, tương đương mức giảm hơn 0.3% so với phiên giao dịch đầu giờ sáng qua (02/5) ở mức 1274.9 đôla/ounce.
Trong khi đó chỉ số giá đồng đôla trong phiên giao dịch sáng nay tăng nhẹ hơn 0.1% lên mức 97.83 điểm.
Đối với thị trường vàng trong nước tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) ở 3 khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ ở mức giá 36.140.000 đồng/lượng (Mua vào) – 36.300.000 đồng/lượng (Bán ra), giá bán ra ổn định và không thay đổi so với cuối phiên ngày hôm qua.
Còn tại khu vực thị trường Hà Nội giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 36.180.000 đồng/lượng (mua vào) - 36.260.000 đồng/lượng (bán ra), giá bán ra cũng không thay đổi so với cuối ngày chiều hôm qua. Khối lượng giao dịch vàng miếng trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 khá trầm lặng, đa số vẫn chỉ là các giao dịch nhỏ lẻ của người dân là chủ yếu.
Trong khi đó sáng nay giá vàng miếng PNJ, nhẫn trơn PNJ các loại, miếng vàng 24K Phúc, Lộc, Tài được Công ty PNJ niêm yết ở mức giá 3.603.000 đồng/chỉ (mua vào) - 3.653.000 đồng/chỉ (bán ra), giá bán ra cũng không thay đổi so với cuối giờ chiều hôm qua.
Sáng nay khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước ở mức 580 nghìn đồng/lượng, tính theo tỷ giá quy đổi tại Ngân hàng Vietcombank sáng nay ở mức 23.310 đồng/đôla.
-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt