Tuy có khó khăn nhất định với ngân hàng khi phải áp dụng chuẩn mới tại Thông tư 36, song theo nhận định của các chuyên gia tài chính và ngay cả lãnh đạo của một số nhà băng, để hướng đến thông lệ quốc tế, đảm bảo an toàn hoạt động thì phải thực hiện.
Ý kiến của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Phước Thanh về việc "không nên lùi thời hạn áp dụng Thông tư 36" đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc. Để rộng đường dư luận, Báo ĐTCK đã có trao đổi rõ hơn với Phó Thống đốc Nguyễn Phước Thanh về nội dung này.
Trong 10 ngày đầu kể từ khi Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 36) có hiệu lực, thị trường chứng khoán đã không chứng kiến biến động lớn nào.
Thông tư 36 vẫn là nỗi ám ảnh trong ngắn hạn của thị trường chứng khoán, chứ không hẳn đã phản ánh hết vào giá như một số ý kiến. Bằng chứng là ngay sau ngày đầu tư thông tư này có hiệu lực, chứng khoán bị chìm trong sắc đỏ với thanh khoản sụt giảm mạnh.
Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/2/2015. Thông tư 36 được dự báo sẽ có tác động mạnh đến các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán.
Kể từ 1/2/2015, Thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ có hiệu lực, siết giới hạn cấp vốn của ngân hàng cho đầu tư cổ phiếu. Giới hạn cấp vốn này có thể bị “lách” nếu ngân hàng và CTCK bắt tay hợp tác.
Mối quan tâm của giới đầu tư đang nóng dần, bởi chỉ còn ít ngày nữa (ngày 1/2), các quy định về giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ có hiệu lực.