Từ năm 2022, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ nghiên cứu hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.
Lãi suất giảm, song nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn tín dụng, do cạn tai sản để thế chấp. Trước bối cảnh khó khăn hiện nay, doanh nghiệp mong được giảm lãi suất khoản vay cũ.
Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ bơm vốn, đơn giản thủ tục cấp tín dụng, mà vẫn đảm bảo an toàn hệ thống trong bối cảnh nợ xấu tăng cao hiện là bài toán khó với các ngân hàng.
Rất nhiều nỗ lực đang được đưa ra để kích thích dòng tín dụng chảy ra nền kinh tế, nhưng những lĩnh vực đói vốn và có khả năng hấp thụ nhất hiện nay lại là các lĩnh vực rủi ro.
Các doanh nghiệp bất động sản đang nợ ngân hàng và trái chủ hơn 1,2 triệu tỷ đồng, chưa kể nhu cầu vay mới. Một cuộc thanh lọc trong thị trường bất động sản là không thể tránh khỏi, ngay cả với các tập đoàn “sân sau” của ngân hàng.
Theo nguồn tin của Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn, rất có thể, từ tuần tới, một số ngân hàng, dẫn đầu là nhóm Big 4, sẽ bắt đầu giảm lãi suất huy động.