
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
Ông Nguyễn Đăng Hùng - phó Tổng giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho hay, nhiều khả năng trong quý III/2022, NAPAS sẽ thực hiện xong việc kết nối liên thông tài khoản ngân hàng với tài khoản Mobile Money với nhà mạng đầu tiên.
Thông tin này được các nhà mạng hưởng ứng song kỳ vọng nhiều hơn thế. Ông Ngô Diên Hy - phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 40-50% khách hàng tiếp cận dịch vụ Mobile Money là ở thành phố nên hạn mức thanh toán 10 triệu đồng/tháng là quá thấp. Bên cạnh đó, dù tài khoản ngân hàng và tài khoản Mobile Money sắp được liên thông nhưng tài khoản Mobile Money của các nhà mạng lại chưa được liên thông với nhau và chưưa lien thông với merchan của các trung gian thanh toán khác (ví dụ VNPay), gây lãng phí nguồn lực.
Theo đại diện VNPT, sau 6 tháng thí điểm, VNPT đã có hơn nửa triệu tài khoản Mobile Money được mở với 2.400 điểm nạp tiền, 2.100 điểm chấp nhận thanh toán dịch vụ, trong đó chủ yếu là dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ công, học phí…
Theo ông Ngô Diên Hy, VNPT hiện nay đã phần nào đạt được kỳ vọng ban đầu khi triển khai dịch vụ mobile money, đặc biệt là việc tiếp cận khách hàng ở phân khúc mới.
Còn theo thống kê của NHNN, tính đến cuối tháng 3/2021 đã có 1,1 triệu người sử dụng Mobile Money trong đó có 60% tài khoản là khách hàng tại khu vưực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ông Lê Thế Vinh, đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và truyền thong cho biết, thủ tướng Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia kinh tế số, xã hội số, hoàn thiện các mảnh ghép chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng đưa Việt Nam thành quốc gia số ổn định, thịnh vượng, phát triển môi trường số quốc gia an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Để thúc đẩy thanh số trong năm 2021, Bộ Thông tin và truyền thông đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cho 3 doanh nghiệp viễn thông triển khai thí điểm mobile money. Năm 2022, mục tiêu là đưa toàn bộ hoạt động người dân lên môi trường số nên dự kiến có hơn 180.000 điểm giao dịch phổ cập đến hơn 100% xã phường cả nước.
Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt, tội phạm mạng cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Do đó, ông Vinh đề nghị các Ngân hàng cần khuyến nghị cho khách hàng và bổ sung các công nghệ mới để phát hiện các gian lận. Bộ Thông tin truyền thông cũng đã liên tục phát hiện, đưa ra các khuyến cáo. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp không thể thành công nếu khách hàng không nâng cao nhận thức, vì thế, các ngân hàng cần giáo dục, nâng cao nhận thức đẩy đủ về an toàn thông tin….
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort