-
Vướng mắc phân loại hàng hóa chịu thuế, VCCI đề nghị giảm đều thuế VAT 2% -
Thẩm định thực tế doanh nghiệp tham gia giải thưởng Sao Vàng đất Việt tại Thái Bình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
TIN LIÊN QUAN | |
Nút thắt của ngành công nghiệp dệt may | |
Ngồi trên biển cá vẫn đói nguyên liệu |
Ngành giấy Việt Nam đang phải nhập khẩu giấy phế liệu từ nước ngoài với tỉ lệ bình quân từ 30-45% |
Có lẽ nhiều người biết rằng công nghiệp giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất. Tuy nhiên, người đọc sẽ không khỏi bất ngờ với những mất mát mà nền kinh tế phải gánh chịu qua những con số thống kê mà Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn cung cấp. Theo đó, để sản xuất ra 1 tấn bột giấy (giấy thành phẩm), chỉ cần 1,4 tấn giấy phế liệu hoặc 2,2-4,4 tấn gỗ.
Như vậy, với cùng 1 tấn bột giấy, nếu tái sử dụng giấy phế liệu sẽ giúp tiết kiệm 24 cây rừng tự nhiên (tương đương 2,2-4,4 tấn gỗ). Ngoài ra phương pháp sử dụng giấy phế liệu còn có thể tiết kiệm được lượng oxy đủ cho 12 người thở và lượng điện đủ dùng cho một căn nhà với 3 phòng ngủ trong 1 năm, cộng với 40.000 lít nước, 600 lít dầu thô và giảm 95% lượng khí thải ô nhiễm so với sản xuất bột giấy từ gỗ.
Sử dụng càng nhiều giấy phế liệu để tái chế với công nghệ cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường là điều mà quốc gia nào cũng đang hướng đến. Hiện nay, các nhà máy giấy tại Việt Nam đang sử dụng nguyên liệu đầu vào chính là giấy phế liệu, chiếm khoảng 60% trong số các nguyên liệu sản xuất giấy thành phẩm. Trong đó, giấy phế liệu chủ yếu được các doanh nghiệp tái chế dùng để sản xuất giấy bao bì, giấy tissue và phần lớn giấy in báo.
Thực tế phũ phàng
Tuy vậy, ngành giấy Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng nhập khẩu giấy phế liệu từ nước ngoài với tỉ lệ bình quân từ 30-45% tổng khối lượng giấy phế liệu dùng để sản xuất bột giấy trong nhiều năm qua. Mặt khác, nguồn giấy này ở trong nước chưa được thu hồi hết và phải tốn nhiều chi phí xử lý rác thải hằng năm.
Theo Tạp chí Công nghiệp Giấy, từ năm 2000 đến nay, tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng của Việt Nam dưới 30%. Trong khi đó, tỉ lệ này rất cao ở nhiều nước khác như Mỹ đạt tỉ lệ 87%, Nhật 74%, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia đều có tỉ lệ thu hồi trên 60%.
Thực tế trên cho thấy thị trường giấy phế liệu nội địa còn rất nhiều tiềm năng nhưng lại chưa được khai thác hợp lý. Nếu tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng của Việt Nam có thể tăng lên gấp đôi thì không những không cần nhập khẩu giấy phế liệu, mà còn có thể thay thế một phần các nguồn nguyên liệu khác như gỗ, đay...
Lý do chính cho việc các doanh nghiệp Việt Nam ít thu gom giấy phế liệu trong nước có thể đến từ việc chưa có quy định và tiêu chuẩn cho công nghiệp tái chế ở Việt Nam, hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động thu gom vật liệu tái chế chậm phát triển và chưa có chính sách khuyến khích hoạt động thu gom và tái chế.
Chẳng hạn, chính sách liên quan đến việc mua trong nước hay ngoài nước còn chưa hợp lý. Cụ thể, nếu nhập khẩu giấy phế liệu thì thuế suất thuế nhập khẩu là 0%, được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào vì có hóa đơn mua hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp thu gom giấy phế liệu trong nước chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu có hóa đơn. Và rất dễ hiểu, hóa đơn cho nguồn giấy phế liệu vốn được thu gom từ những người mua ve chai đơn lẻ là gần như không thể. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp chọn hình thức nhập khẩu. Hơn nữa, giấy phế liệu nhập từ nước ngoài đã được phân loại và đóng kiện sẵn, doanh nghiệp chỉ cần nhập về rồi đưa vào sản xuất mà không phải phân loại.
Một ví dụ cho trường hợp nhập khẩu giấy phế liệu của các công ty lớn trong ngành giấy là Giấy Sài Gòn. Đầu tư công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, trước đây Giấy Sài Gòn là một trong những công ty sử dụng chủ yếu giấy phế liệu để sản xuất thành phẩm. Nhưng tháng 9 vừa qua, Công ty đã mở rộng công suất sản xuất giấy tiêu dùng lên gần 44.000 tấn/năm (gấp gần 3 lần công suất cũ) và giấy công nghiệp từ 53.000 tấn/năm lên 224.000 tấn/năm. Để đáp ứng nguyên liệu cho công suất mới, ông Cao Tiến Vị, Tổng giám đốc Công ty cho biết sẽ nâng tỉ lệ nhập khẩu giấy phế liệu từ khoảng 30% lên 50% vì hệ thống thu gom giấy phế liệu trong nước còn lẻ tẻ, phải xử lý, phân loại phức tạp và không được hoàn thuế giá trị gia tăng dẫn đến chi phí bị đội lên.
Nhiều năm qua, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp ngành giấy bằng cách “xem chuỗi thu gom giấy đã qua sử dụng, phân loại, đóng bành, phân phối giấy thu gom, tái chế giấy là loại hình kinh doanh và tiêu dùng không chịu thuế”. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp sản xuất giấy từ giấy phế liệu trong nước vẫn phải đóng thuế giá trị gia tăng đều đều, nên nhiều doanh nghiệp lớn vẫn thiết tha với hình thức nhập khẩu giấy phế liệu hơn.
Tổn thất xã hội
Và kết quả của việc nhập khẩu giấy phế phẩm từ nước ngoài là nền kinh tế phải tốn hằng trăm triệu USD mỗi năm. Không những vậy, Việt Nam còn phải tốn chi phí cho việc thu gom và xử lý rác từ giấy phế liệu.
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, năm 2010, Việt Nam sẽ tốn thêm 240 tỉ đồng để xử lý giấy thải nếu 800.000 tấn giấy này không được các doanh nghiệp thu mua. Tốn tiền là vậy, việc chôn lấp hay đốt bỏ giấy phế liệu còn gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí và nước khi giấy bị phân hủy ở bãi chôn lấp...
Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới như Mỹ đã có những quy định như giấy thành phẩm được tái chế từ giấy phế liệu phải chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng giấy cung ứng hằng năm. Các nước khác thì có chính sách khuyến khích việc thu gom giấy phế liệu để tái chế bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp tương ứng với số tiền đáng lẽ họ phải bỏ ra để xử lý rác thải.
Không chỉ tổn thất về mặt kinh tế cho chi phí xử lý rác, vô tình chúng ta lãng phí một nguồn tài nguyên khổng lồ để tạo ra giấy thành phẩm, trong khi giấy nguyên liệu có thể được tái chế lặp lại 6 lần trước khi bị tiêu hủy. Và để có đủ nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chọn lựa công nghệ sản xuất giấy từ nhiều nguồn nguyên liệu khác như gỗ, tre, nứa, đay..., dẫn đến tốn kém trong việc trồng vùng nguyên liệu rộng lớn và gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất giấy từ những nguyên liệu này.
Bình luận thêm về việc nhiều nhà máy chọn công nghệ sản xuất giấy từ gỗ cây, ông Vị cho rằng vẫn còn nhiều người thích sử dụng giấy làm từ bột gỗ nguyên thủy chứ không thích sử dụng hàng tái chế. Nhất là khi việc quản lý chất lượng sản phẩm trong nước chưa chặt dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình, làng xã thu gom phế liệu và tái chế làm giấy ăn, giấy vệ sinh nhưng không đạt tiêu chuẩn và độc hại.
Ông Vị giải thích rằng việc tái chế giấy nguyên liệu nếu làm đúng quy trình và sử dụng công nghệ hiện đại thì sẽ không độc hại và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Ở những nước phát triển và yêu cầu cao về vấn đề chất lượng, vệ sinh như Mỹ có đến hơn 80% giấy đang sử dụng được tái chế từ giấy phế liệu thì tại sao Việt Nam lại không tận dụng nguồn giấy này là một vấn đề cần được xem xét nghiêm túc.
Để khuyến khích các doanh nghiệp thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng, những chính sách hỗ trợ hợp lý từ phía nhà nước là rất cần thiết. Ví dụ như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và/hoặc hỗ trợ lãi suất vay vốn kinh doanh, nhưng chỉ nên ưu đãi với những doanh nghiệp sử dụng giấy tái chế có công nghệ đạt tiêu chuẩn môi trường đề ra.
Một doanh nghiệp ngành giấy chào bán 1,4 triệu cổ phần () Ngày 9/5/2014 tới đây, Công ty Vận tải và Chế biến Lâm sản sẽ thực hiện đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). |
Doanh nghiệp ngành giấy hết thời đủng đỉnh (baodautu.vn) Dù 2013 là năm cực kỳ khó khăn với ngành giấy và bột giấy Việt Nam, song các khoản đầu tư vào ngành này vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là từ nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp ngành giấy xem ra đã hết thời đủng đỉnh. Nhân duyên mới của Giấy Sài Gòn |
Hoàng Vy (NCĐT)
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu