Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Vùng hoạt được nạp bằng các bó nhiên liệu loại VVR -M2 làm bằng hợp kim nhôm -uran với độ giàu 36% 235 U do Liên Xô cũ sản xuất. Lò được dùng như là một nguồn nơtron cho các mục đích nghiên cứu, đào tạo, sản xuất đồng vị phóng xạ và phân tích kích hoạt. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt Đầu năm 1960, khởi công xây dựng lò phản ứng TRIGA Mark II do người Mỹ thiết kế và chế tạo. Tháng 12/1962, công trình xây dựng và lắp đặt Lò phản ứng hạt nhân được hoàn tất và lò đạt trạng thái tới hạn lần đầu vào lúc 12: 40 ngày 26/2/1963. Sau một tuần, ngày 4/3/1963, lò TRIGA Mark II được chính thức đưa vào hoạt động với công suất nhiệt danh định 250 kWt. Từ đầu năm 1968, lò tạm ngừng hoạt động. Giai đoạn 1974-1975, tất cả các thanh nhiên liệu của lò TRIGA được lấy ra khỏi vùng hoạt và chuyển về Mỹ. Lò phản ứng TRIGA Mark II hoàn toàn không còn khả năng hoạt động. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có dấu ấn "made in Việt Nam" khi phần vỏ lò do kiến trúc sư tài ba người Việt Nam nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ, ông Ngô Viết Thụ thiết kế. Đây cũng là tác giả thiết kế Dinh Độc Lập. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, vấn đề khảo sát, thẩm định để khôi phục và mở rộng Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được đặt ra ngay từ những năm 1976-1977. Ngày 9/10/1979, hợp đồng số 85/096-54100 được ký kết, khẳng định quyết tâm của Nhà nước ta trong việc khôi phục lại cơ sở hạt nhân tại Đà Lạt. Lò phản ứng được đổi tên mới là IVV -9. Sau một thời gian hoàn thành thiết kế kỹ thuật, ngày 15/3/1982, khởi công công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Sau gần 20 tháng thi công, ngày 30/10/1983 bắt đầu công việc nạp nhiên liệu vào vùng hoạt. 19 giờ 50 phút ngày 01/11/1983, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đạt trạng thái tới hạn với cấu hình vùng hoạt gồm 69 bó nhiên liệu không có bẫy nơtron. Ngày 20/3/1984, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được chính thức đưa vào sử dụng. So với lò TRIGA trước đây, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có công suất gấp đôi, trong khi vẫn giữ nguyên cơ chế làm nguội vùng hoạt bằng đối lưu tự nhiên. Một số cấu kiện như vành phản xạ, thùng lò và các kênh thí nghiệm nằm ngang, cấu trúc bê tông được giữ lại từ lò cũ. Mô hình khu vực Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt Thay trang phục và bọc giầy dép trước khi vào khu vực Lò phản ứng Tủ để đồ trước khi vào khu vực lò phản ứng Phòng điều khiển trung tâm Trong 20 năm qua, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoạt động với 3 cấu hình vùng hoạt: 89 (1984-4/1994), 100 (4/1994-3/2002) và hiện nay là 104 bó nhiên liệu. Mỗi bó nhiên liệu gồm ba ống đồng trục: ống ngoài cùng hình lục giác còn hai ống trong hình tròn. Trong mỗi ống có lớp nhiên liệu ở giữa dày 0,7mm và hai lớp vỏ nhôm dày 0,9mm. Cũng như hầu hết các lò nghiên cứu khác, vỏ nhôm chính là rào cản thứ nhất ngăn chặn sự phát tán sản phẩm phân hạch phóng xạ ra môi trường. Rào cản tiếp theo là nước bể lò có khả năng giữ lại một số sản phẩm phân hạch, đặc biệt là nhóm các đồng vị iốt. Rào cản cuối cùng là nhà lò. Hệ thống dập lò gồm 7 thanh điều khiển (còn gọi là thanh hấp thụ nơtron), trong đó 6 thanh bằng B4C và một thanh bằng thép không gỉ. Lò sẽ được dập tự động khi xuất hiện một trong các tín hiệu như: 1) Mất điện nuôi động cơ điều khiển thanh hấp thụ; 2) Công suất lò vượt quá ngưỡng đặt 110%; 3) Chu kỳ tăng công suất lò giảm dưới 20 giây; 4) Mức nước bể lò giảm hơn 60 cm; 5) Lưu lượng bơm vòng I giảm xuống dưới 40 m3 /giờ; 6) Lưu lượng bơm vòng II giảm xuống dưới 70 m3 /giờ; 7) hỏng 2/3 kênh của hệ thu nhận và xử lý tín hiệu. Ngoài ra các nhân viên vận hành có thể dập lò bằng các nút bấm khi xuất hiện các dấu hiệu nguy cơ dẫn đến sự cố. Sơ đồ bó nhiên liệu Khu vực vệ sinh sau khi ra khỏi lò phản ứng Khu vực chứa chất thải Trạm quan trắc phía ngoài Thiết bị đo nồng độ phóng xạ cá nhân Hoàng Nam
Tận mắt khám phá Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
- 08/09/2013 19:01
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt thuộc loại lò nghiên cứu dạng bể bơi, công suất nhiệt danh định 500 kWt, sử dụng nước thường làm chất làm chậm và tải nhiệt.
Bình luận bài viết này