-
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới -
WeTalk: Đầu tư gì năm 2025? -
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp -
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY -
VN-Index tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12, lên hơn 1.274 điểm
Doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch. |
Kết quả này cũng là sự phản ánh khách quan về nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc quyết liệt, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp để góp phần cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.
Hai lĩnh vực của Việt Nam được WB đánh giá có cải cách, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn là Vay vốn và Nộp thuế. Trong đó chỉ số tiếp cận tín dụng là một trong 5 chỉ số (trên 10 chỉ số đánh giá) được nâng hạng trong năm nay. Cụ thể, chỉ số tiếp cận tín dụng Việt Nam ở mức 25/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 7 bậc so với năm 2019 và đứng thứ 2 trong ASEAN và thứ 2 trong khu vực châu Á (chỉ sau Brunei – hạng 1/190), cao hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nước có thu nhập cao khu vực OECD.
Bảng so sánh xếp hạng của chỉ số tiếp cận tín dụng năm 2020
Xếp hạng năm 2020 |
25 |
Xếp hạng năm 2019 |
32 |
Thay đổi về thứ hạng |
⭡ 7 |
Khoảng cách biên năm 2020 (% điểm) |
80 |
Khoảng cách biên năm 2019 (% điểm) |
75 |
Thay đổi về khoảng cách biên |
⭡ 5 |
Chỉ số Tiếp cận tín dụng bao gồm hai chỉ số thành phần là chỉ số quyền năng pháp lý và chỉ số chiều sâu và chiều rộng thông tin tín dụng. Chỉ số quyền năng pháp lý được đánh giá theo thang điểm từ 0-12, điểm càng cao phản ánh mức độ thuận lợi pháp lý để bảo vệ cho quyền của người vay và người cho vay có bảo đảm. Chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng được đánh giá theo thang điểm từ 0-8, phản ánh phạm vi và mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp.
Bảng xếp hạng thường niên về môi trường kinh doanh lần thứ 17 của nhóm WB đã ghi nhận Việt Nam đạt điểm tối đa của tiêu chí Chiều sâu thông tin tín dụng (8/8 điểm) tại cấu phần phân phối dữ liệu từ các nhà bán lẻ, góp phần cải thiện Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam đạt 80 điểm trên thang điểm 100, tăng 5 điểm so với năm 2019. Cụ thể, WB đã ghi nhận CIC đã tích hợp các thông tin từ các nhà bán lẻ vào báo cáo tín dụng của CIC, giúp các tổ chức tín dụng có thêm nguồn thông tin để đánh giá khách hàng vay với lịch sử thanh toán ngoài hệ thống ngân hàng truyền thống.
So sánh về chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam với các nước trong khu vực
Chỉ số |
Việt Nam |
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương |
Các nước có thu nhập cao thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD |
Chỉ số Quyền năng pháp lý (0-12) |
8 |
7,1 |
6,1 |
Chỉ số Chiều sâu thông tin tín dụng (0-8) |
8 |
4,5 |
6,8 |
Mức độ bao phủ thông tin của Trung tâm Thông tin tín dụng công (% người trưởng thành) |
59,4 |
16,6 |
24,4 |
Mức độ bao phủ thông tin của Công ty Thông tin tín dụng tư (% người trưởng thành) |
20,6 |
23,8 |
66,7 |
Báo cáo cũng đưa ra đánh giá Việt Nam tiếp tục cải thiện độ phủ thông tin tín dụng công đạt 59,4%/dân số trưởng thành (tăng 4,6% so với năm 2019).
Theo ông Lê Anh Tuấn, Trưởng Phòng nghiên cứu phát triển, Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC): “Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam là một điểm sáng trong nỗ lực triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01, 02 năm 2019 của Chính phủ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chỉ số này thể hiện sự quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước trong việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch. Đồng thời thể hiện sự nỗ lực của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam trong việc mở rộng các nguồn dữ liệu thay thế, đáp ứng yêu cầu thông tin của các tổ chức tín dụng, khẳng định là trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia”.
Kết quả trên cũng phẩn nào phản ánh khá rõ nét về sự nỗ lực của ngành Ngân hàng trong hoạt động cải cách hành chính, trong đó 4 lần liên tiếp Ngân hàng Nhà nước đứng đầu các bộ, ngành, địa phương về chỉ số cải cách hành chính.
Để duy trì và tiếp tục cải thiện thứ bậc xếp hạng trong báo cáo đánh giá của WB thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, cùng với sự nỗ lực của ngành ngân hàng, cần có sự nỗ lực, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn của các bộ, ngành chức năng trong việc cải thiện chỉ số Quyền năng pháp lý, tức là bảo vệ quyền của người vay và người cho vay có bảo đảm và pháp luật về phá sản.
-
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau 7 phiên tăng trần liên tiếp -
VNPAY hợp tác với Ngân hàng số Cake triển khai dịch vụ tài chính số của Cake trên ví VNPAY -
VN-Index tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12, lên hơn 1.274 điểm -
Chới với cổ phiếu tân binh AIG -
Cổ phiếu bất động sản đồng loạt giảm trong phiên 24/12 -
Yeah1 giải trình cổ phiếu tăng trần 5 phiên do cung - cầu thị trường -
Hai công ty chứng khoán ngoại gặp sự cố kết nối đến HoSE
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?