-
Eximbank đạt lợi nhuận kỷ lục trong 35 năm -
LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 -
Home Credit thắng hai giải thưởng quốc tế với Home App và Home PayLater -
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; Doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tại các điểm giao dịch xã trong cả nước (hình ảnh thực hiện trước ngày 1/4/2020). |
Chủ động cùng người dân vượt khó
Ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, ngay từ cuối tháng 1/2020, Ngân hàng đã có văn bản chỉ đạo chi nhánh các tỉnh, thành phố thực hiện việc phòng, chống Covid-19 với tinh thần chủ động có phương án phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách, không để dịch bệnh ảnh hưởng đến việc phục vụ khách hàng.
Đồng thời, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh các tỉnh, thành phố cần nắm bắt những ảnh hưởng, thiệt hại do Covid-19 đối với sản xuất - kinh doanh của các khách hàng vay vốn để có biện pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn, như hướng dẫn các khách hàng bị rủi ro do dịch đủ điều kiện xử lý rủi ro lập hồ sơ và đề nghị xử lý rủi ro. Riêng với các xã bị khoanh vùng, cách ly để phòng chống dịch, Ngân hàng ngay lập tức áp dụng biện pháp tạm dừng thu nợ gốc, thu lãi cho đến khi có thể tổ chức hoạt động giao dịch bình thường.
Đặc biệt, đối với khách hàng bị ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động sản xuất - kinh doanh dẫn đến nông sản, thủy sản mất giá, lệnh cấm thông quan hàng hóa khiến sản phẩm làm ra không thể xuất khẩu, gây thiệt hại cho người dân, Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động các biện pháp hỗ trợ khách hàng. Tính đến cuối tháng 3/2020, Ngân hàng đã gia hạn nợ cho 5.781 món vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho 606 món với số tiền gốc hơn 14,4 tỷ đồng, cho vay bổ sung để duy trì và khôi phục sản xuất - kinh doanh 1.757 món vay với số tiền trên 51,6 tỷ đồng.
“Bên cạnh việc thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất ngay khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội dự kiến tiếp tục gia hạn nợ đối với các khách hàng có nợ đến hạn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch từ tháng 3 đến hết tháng 6”, ông Thắng cho biết thêm.
Cần sự chung tay của chính quyền địa phương
Bà Lê Thị Đức Hạnh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, kiêm Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hà Nội cho biết, theo kế hoạch năm 2020, đơn vị này thu nợ khoảng 712 tỷ đồng, nhưng chỉ dự kiến thu được khoảng 300 tỷ đồng, nợ chưa thể thu hồi 412 tỷ đồng. Theo rà soát của Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hà Nội cùng chính quyền địa phương, nhóm ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19 là chăn nuôi, buôn bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ, y tế, vận tải, với dư nợ 2.384 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ của Chi nhánh.
“Chỉ riêng đối tượng cho vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã lên tới 30.400 khách hàng, với dư nợ 1.168 tỷ đồng. Trong số này có 25.000 khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để khôi phục sản xuất - kinh doanh, với dự kiến mức cho vay 40 triệu đồng/hộ. Như vậy, nhu cầu vốn vay cần bổ sung là 1.000 tỷ đồng”, bà Hạnh nói.
Tại Quảng Ninh, thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết, Covid-19 đã khiến 292 doanh nghiệp, 8.600 lao động bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến việc làm, thu nhập, cũng như đời sống của hộ gia đình người lao động. Đặc biệt, hiện có 3.912 người lao động phải nghỉ việc không lương, có nhu cầu vay vốn, tạo việc làm phát triển kinh tế gia đình, cải thiện thu nhập. Qua rà soát nắm bắt nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm tại địa phương, người lao động và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn khoảng 112 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, thành phố đã nhận 370 hồ sơ với tổng nhu cầu vay là 30 tỷ đồng.
Để những đối tượng yếu thế không bị lùi lại phía sau vì Covid-19 cũng như thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ giao phó, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Hà Nội đã ủy thác sang chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hà Nội năm 2020 (đợt 1) 650 tỷ đồng, nhằm đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết bổ sung để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Trước đó, tháng 3/2020, TP.HCM đã chuyển 760 tỷ đồng ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Tương tự, TP. Đà Nẵng và các quận, huyện đã chuyển gần 194 tỷ đồng trong tổng số 260 tỷ đồng năm 2020 từ ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. UBND tỉnh Bình Dương cùng các huyện, thị xã, thành phố cũng trích vốn địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và cấp huyện với tổng số tiền 170 tỷ đồng…
Thực tế cho thấy, Ngân hàng Chính sách xã hội là “cánh tay nối dài” của Chính phủ trong việc hỗ trợ người nghèo và đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi Covid-19 có nhu cầu, đủ điều kiện có cơ hội tiếp cận vay vốn khôi phục sản xuất, tạo việc làm. Do vậy, việc chuyển nguồn vốn địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội ngày càng cấp bách hơn bao giờ hết.
-
Người Việt lãi tỷ USD từ tiền ảo; Doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Ứng phó linh hoạt với biến động tỷ giá -
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
Món quà tri ân đặc biệt dành cho khách hàng nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Eximbank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc
- Trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn tại khách sạn cao cấp Legend Valley Hà Nam
- SeABank lãi trước thuế 6.039 tỷ đồng năm 2024
- Xuân Quê Hương 2025 - Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”