
-
Cải cách vượt trội giúp Hải quan Hữu Nghị thu hút 700 doanh nghiệp mới trong nửa năm
-
Việt Nam điều tra kính nổi nhập khẩu từ Indonesia và Malaysia
-
Quy định thuế, hoá đơn thay đổi: Chủ quán ăn uống cần chuẩn bị gì để thích ứng
-
Imexpharm đạt 1.227 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng đầu 2025, tăng 22%
-
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu -
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng
Diễn đàn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành, cơ quan đoàn thể Trung ương, địa phương,…; đại diện Hiệp hội/Hội doanh nghiệp thuộc 25 tỉnh, thành phố và hơn 200 đại biểu đại diện doanh nghiệp, nhà đầu tư… tại khu vực phía Bắc. Tại diễn đàn, nhiều nội dung đã được đưa ra thảo luận như những vấn đề pháp lý dành cho hiệp hội các tổ chức kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh – nâng cao chỉ số PCI, tăng cường vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ 4.0 để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV,…
![]() |
Toàn cảnh Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc lần thứ XI, năm 2018. Ảnh Thanh Tân. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) đã đưa ra những khuyến nghị đối với các Hiệp hội, hội doanh nghiệp các địa phương để tăng cường vài trò đối với doanh nghiệp hội viên. Theo ông Thắng, các hiệp hội phải có những hoạt động kết nối các doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp hội viên, và giữa các hội viên với nhau để tăng cơ hội kinh doanh, hợp tác, liên kết để phát triển. Các hiệp hội, hội cũng cần phải đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hỗ trợ các hội viên tại các địa phương. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, khuyến khích hỗ trợ các hộ kinh doanh thực hiện việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, góp phần thưc hiện chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020, cả nước có 1 triệu doanh nghiệp...
Ở góc độ địa phương, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch thường trực UBDN tỉnh Quảng Ninh thì có những đề xuất với hiệp hội, hội trong việc nâng cao sức khỏe doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn, đón nhận các cơ hội mới mà Hiệp định CPTPP mang lại. Theo nhận định của ông Hậu, hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 97,9% số lượng doanh nghiệp của cả nước, nhưng sức khỏe của các doanh nghiệp này thì lại còn yếu, thiếu bền vững, chất lượng các sản phẩm còn kém, sức cạnh tranh chưa cao, trình độ quản trị doanh nghiệp thấp... “Đặc biệt, sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau còn rất kém, thiếu sự liên kết, như thế thì rất khó lớn mạnh”, ông Hậu khẳng định.
Liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên cho rằng: “Muốn tăng liên kết được thì phải có vai trò của Hiệp Hội, Hội ngành nghề, vai trò của các doanh nghiệp mạnh trong ngành, trong khu vực dẫn dắt, hỗ trợ thì sự liên kết mới mang lại hiệu quả thiết thực”. Vẫn theo ông Dương, việc tăng cường liên kết sẽ tạo bệ đỡ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng, có công nghệ nhưng thiếu vốn, thiếu kiến thức quản trị doanh nghiệp.
Đóng góp ý kiến tại diễn đàn, ông Đào Duy Hảo, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh cho rằng, để Hiệp hội phát huy được vai trò của mình thì bên cạnh nâng cao số lượng hội viên, chất lượng hoạt động của hiệp hội thì sự đồng hành của chính quyền với doanh nghiệp và Hiệp hội là rất quan trọng. Như tại Quảng Ninh, sự đồng hành này xuất phát từ nhận thức của người đứng đầu và chuyển hóa thành hành động của toàn bộ hệ thống chính trị và cơ quan quản lý. Tỉnh Quảng Ninh đã tạo ra được một môi trường kinh doanh ổn định và năng động, giúp cho các doanh nghiệp được hoạt động một cách thuận lợi nhất. “Môi trường kinh doanh của Quảng Ninh có được như hiện tại là nhờ cách tiếp cận dài hạn, khoa học thông qua những chiến lược phát triển của tỉnh. Những chiến lược này được xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu quốc tế và trong nước”, ông Hảo nhấn mạnh.
Còn theo ông Đoàn Bá Nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn thì hiệp hội thì phải giữ được vai trò phản biện, giúp các hội viên phản ánh được ý kiến của mình đến cơ quản lý, giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản trị doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân và những kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro trong cạnh tranh.
Bà Nguyễn Thị Thuận, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội DNNVV, Viện trưởng Viện Khoa học quản trị DNNVV cũng giới thiệu đến diễn đàn một công cụ hỗ trợ cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Công cụ này là Bản đồ sinh thái Doanh nghiệp. Hiện bản đồ này vẫn đang trong quá trính nghiên cứu và vẽ. Bà Thuận cho biết, thông qua bản đồ này sẽ đánh giá được thực trạng, xác định các nhu cầu của mỗi loại hình, ngành nghề doanh doanh nghiệp; tình hình phát triển của doanh nghiệp giữa các tỉnh/thành trong cả nước và nội tại gữa các địa phương trong một tỉnh/thành, qua đó đề xuất chính sách hỗ trợ.
Nhiều ý kiến của của đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương khác như Phú Thọ, Bắc Giang, … cũng đã góp thêm một số giải pháp để nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp theo đặc thù của từng địa phương. Đồng thời, diễn dàn cũng đưa ra những vấn đề mà Hiệp hội mong muốn nhận được sự hỗ trợ trừ phía cơ quản quản lý Trương ương và địa phương.
-
Cải cách vượt trội giúp Hải quan Hữu Nghị thu hút 700 doanh nghiệp mới trong nửa năm
-
Việt Nam điều tra kính nổi nhập khẩu từ Indonesia và Malaysia
-
Văn Phú đồng hành cùng giải Pickleball CAND 2025: Gắn kết thể thao, lan tỏa giá trị vị nhân sinh
-
IHG Hotels & Resorts sẽ mở thêm 22 khách sạn nữa tại Việt Nam
-
Quy định thuế, hoá đơn thay đổi: Chủ quán ăn uống cần chuẩn bị gì để thích ứng -
Imexpharm đạt 1.227 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng đầu 2025, tăng 22% -
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu -
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng -
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm -
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất -
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi