Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Hội nghị Logistics Việt Nam 2024:
Tăng hợp tác công - tư, logistics Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn
Ngọc Lan - 31/10/2024 12:14
 
"Đẩy mạnh sự hợp tác công - tư trong lĩnh logistics, cùng nhau chúng ta sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn”, ông Yap Kwong Weng nhấn mạnh tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024.

Tại phiên thảo luận Đối diện với những thách thức mới, trả lời câu hỏi cần làm gì để nâng cao năng lực và phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc phát triển logistics, Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO, Việt Nam SuperPort™ cho rằng, chúng ta cần có một chiến lược tiếp cận và phát triển logistics theo cách đa phương thức, từ phát triển vận tải đường bộ, đường hàng không cũng như cảng biển để kết nối với các khu vực với nhau.

"Việt Nam được coi là điểm kết nối trung tâm của khu vực. Để giảm thiểu những rủi ro về chính sách, chúng tôi nghĩ cần phải có tầm nhìn dài hạn 50 năm chứ không phải 10 hay 15 năm. Phải đẩy mạnh sự hợp tác công  -tư trong lĩnh logistics, cùng nhau chúng ta sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn”, ông Yap Kwong Weng nhấn mạnh.

Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO, Việt Nam SuperPort™

Ông Yap Kwong Weng cũng chia sẻ bài học của Trung Quốc - một minh chứng rất rõ ràng về năng lực ngành logistics. Năm 2000 Trung Quốc bắt đầu cất cánh thông qua kết nối toàn cầu, họ tăng cường kết nối đường thủy và đường bộ, hàng không…. Đây là một chiến lược tổng thể của họ.

Trung Quốc cũng tăng tốc huy động nguồn lực cả từ tư nhân và nhà nước vào phát triển logistics, đặc biệt họ đầu tư rất mạnh vào công nghệ. Không chỉ công ty nhà nước mà cả công ty tư nhân đều rất chú ý đầu tư vào phần cứng vào phần mềm và họ đã có những công ty công nghệ hàng tỷ đôla. 

Hội nghị Logistics Việt Nam 2024

Nhấn mạnh vào những yếu tố thúc đẩy thị trường logistics Trung Quốc, ông Yap Kwong Weng nói: Một là nguồn lực và chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ ngành này rất nhiều. Đây là bài học Việt Nam cũng có thể áp dụng. Thứ hai: Trung Quốc làm logistics hiệu qủa vì họ xây dựng những trung tâm logistics rất lớn.

“Có hai điều chúng ta cần chuẩn bị ngay tức thì là phải xem xét các yếu tố biến động trong tương lai, chúng ta tạo ra biến động hay bị tác động. Dù trong hoàn cảnh nào cũng cần chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống, bất ổn chính trị, hay thương mại, hay khí hậu..”, ông Yap Kwong Weng nói và cho biết, cần phải tăng cường sức cạnh tranh để kinh tế Việt Nam cạnh tranh hơn, thu hút được nhiều đầu tư hơn… Chi phí của logistics tại Việt Nam đang ở trong khoảng 18%. Theo ông Yap Kwong Weng, chi phí này là khá cao, cần phải kéo xuống 5% mới cạnh tranh được với các thị trường khác.

Việt Nam lọt nhóm 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu về tự do kinh tế
Năm thứ 3 liên tiếp, Việt Nam cải thiện cả về điểm số và thứ hạng trong chỉ số tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser (Canada) công bố hàng năm.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư