Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 07 tháng 05 năm 2024,
Tăng ràng buộc khi cho vay lĩnh vực “nhạy cảm”
Thùy Liên - 15/05/2014 12:34
 
Tháng 6/2014, NHNN sẽ ban hành hàng loạt quy định mới buộc các ngân hàng tuân thủ khi cho vay 5-10 ngành “nhạy cảm”, liên quan đến môi trường, xã hội.
TIN LIÊN QUAN
  NHNN sẽ ban hành hàng loạt quy định mới buộc các ngân hàng tuân thủ khi cho vay 5-10 ngành “nhạy cảm”.  
  Trước khi cho vay các dự án thủy điện, các ngân hàng phải thẩm định rõ các rủi ro về môi trường  

Tại Hội thảo “Quản lý rủi ro môi trường và xã hội” do NHNN, Công ty tài chính quốc tế (IFC), Viện Nhân lực, Ngân hàng và Tài chính BTCI  phối hợp tổ chức mới đây, IFC cho biết, tổ chức đang hỗ trợ các ngân hàng Việt Nam quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách hiệu quả hơn trong nghiệp vụ tín dụng để đảm bảo tính bền vững của các dự án cho vay và cải thiện chất lượng tín dụng.

Ông Cát Quang Dương, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, hiện NHNN đang hợp tác cùng IFC để ban hành hướng dẫn và bộ công cụ để đánh giá rủi ro môi trường, xã hội đê các ngân hàng thương mại có thể áp dụng. Theo dự kiến, Thông tư về đánh giá rủi ro môi trường xã hội sẽ ban hành vào tháng 6 tới. “Hiện công tác chuẩn bị đã đi đến những bước cuối cùng”, ông Dương cho hay.

Được biết, khi Thông tư có hiệu lực, các ngân hàng trước khi cho vay các dự án liên quan đến môi trường, xã hội như năng lượng, khai khoáng… sẽ phải tuân thủ những quy định chặt chẽ. NHNN cũng sẽ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro môi trường, xã hội đối với 5-10 ngành. Đây là  những ngành có rủi ro cao về môi trường và xã hội và là những ngành mà các tổ chức tín dụng đang cho vay khá nhiều.

Ông Cát Quang Dương cho rằng, sự ra đời của Thông tư quy định quản lý rủi ro môi trường, xã hội sẽ tạo một sân chơi bình đăng cho tất cả các TCTD tham gia thị trường ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, các tổ chức tín dụng khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường và xã hội sẽ được hưởng bốn lợi ích lớn.

Thứ nhất, sẽ cải thiện đáng kể chất lượng toàn danh mục tín dụng nhờ có thể xác định và quản lý hiệu quả rủi ro môi trường và xã hội, kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng vàrủi ro tài sản đảm bảo của từng khoản vay do các vấn đề về môi trường và xã hội tạo nên.

Thứ hai, ngân hàng có thể mở rộng thị phần nhờ sản phẩm/dịch vụ mới thân thiện với môi trường (tài trợ tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, công nghệ sạch, các thị trường chưa khai thác ...), củng cố mạng lưới khách hàng hiện có và thu hút mới các khách hàng chất lượng tốt.

Thứ ba, có thể cải thiện danhh tiếng và giá trị thương hiệu của tổ chức nhờ giảm thiểu được rủi ro danh tiếng và rủi ro pháp lý nếu liên đới đến các dự án hay hoạt động không tuân thủ các quy định về môi trường và xã hội.

Thứ tư, có thể thu hút nguồn vổn hay các tồ chức tài chính quốc tế cùng định hướng hỗ trợ các hoạt động về môi trường và xã hội.

Được biết, dù Thông tư mới sắp được ban hành, nhưng cuộc khảo sát mà NHNN và IFC thực hiện gần đây cho thấy, hầu hết các ngân hàng đều không có chính sách, các quy định chính thức hoặc hệ thống quản lý rủi ro môi trường, xã hội.

"Nếu các ngân hàng xử lý hiệu quả các thách thức môi trường - xã hội của các dự án họ tài trợ, các ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro cho chính mình, đồng thời mở ra những cơ hội kinh doanh mới như tài trợ tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo”, ông Simon Andrews, Giám đốc IFC tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan khẳng định.

TIN LIÊN QUAN
KPMG tư vấn quản trị rủi ro cho Ngân hàng OCB
Chuyện đầu tư của chuyên gia tư vấn quản lý rủi ro
Kéo tư nhân vào PPP: Phải làm rõ ưu đãi, rủi ro
Khó nhận diện rủi ro từ tín dụng
Không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư