-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Tăng thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan. (Ảnh: VGP). |
Sở Công thương Lạng Sơn cho biết, ngày 17/3/2024, tại 6 khu vực cửa khẩu đường bộ: Hữu Nghị, Chi Ma, Tân Thanh, Cốc Nam, Na Hình, Nà Nưa, tổng lượng xe xuất nhập khẩu là 1.314 xe, (xuất khẩu 345 xe); Nhập khẩu 969 xe (trong đó có 911 xe hàng, 58 xe mới).
Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhu cầu giao thương hàng hoá của doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Trung Quốc tăng nhanh.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn, lượng phương tiện chờ xuất khẩu bên phía cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) tồn rất lớn. Số lượng khoảng 1.000 xe với các mặt hàng chủ yếu là ô tô mới, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tại các khu công nghiệp của nước ta.
Trong khi đó, năng lực thông quan trong ngày 17/3 của cửa khẩu Hữu Nghị là 69 xe xuất khẩu, 696 xe nhập khẩu.
Do đó, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã trao đổi, thống nhất với Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) các giải pháp tạo thuận lợi cho thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan.
Hai bên thống nhất mở lại hầm Tả Phủ Sơn (Trung Quốc) và phân luồng riêng cho xe hàng trống của hai bên đi qua khu vực mốc 1116-1117 để trở về nước sau khi giao hàng từ ngày 14/3. Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119-1120 dành cho xe chở hàng xuất khẩu.
Lực lượng chức năng hai bên sẽ làm việc thêm hai tiếng, đến 20h hằng ngày. Trước mắt, giải pháp này áp dụng trong ngày 17 và 18/3 để tăng hiệu suất thông quan.
Ngày 19/3, tùy tình hình thực tế, lực lượng chức năng hai nước sẽ thống nhất làm việc thêm nếu xe hàng nhập khẩu vẫn còn tăng cao, tạo điều kiện cho các xe hàng chờ xuất khẩu được di chuyển thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Bộ Công thương cho hay, 2 tháng đầu năm 2024, do sự phục hồi mạnh của sản xuất và xuất khẩu nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất tăng cao. Đáng chú ý là nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tới 94% và tăng 22,2%, trong đó nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm tới 47%; tăng gần 25%.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,9 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu từ Trung Quốc ước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 98,2% so với cùng kỳ.
Ở chiều xuất khẩu, Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn vẫn cập nhật thường xuyên về tình hình xe hàng hóa thông quan và xe tồn mỗi ngày để các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan biết chủ động đưa hàng hoá đến các cửa khẩu của tỉnh này để xuất khẩu.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up