
-
Quảng Nam sẽ thanh tra các dự án tái định cư tại Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
-
Để rừng bị chặt phá, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn bị khởi tố
-
Khám xét Trung tâm Kiểm định khu vực 2 và Trạm kiểm định Đông Sài Gòn
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng -
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
Thanh Hóa: Vỡ hụi hàng trăm tỷ đồng chấn động quê nghèo
Hàng trăm hộ dân ở huyện Tĩnh Gia và Như Thanh (Thanh Hóa) do tham gia các đường dây chơi phường, hụi quy mô lớn và hiện có nguy cơ mất hết tiền.
TIN LIÊN QUAN
![]() |
Những người chơi phường ở xã Phú Sơn đang rất hoang mang vì lâm cảnh nợ nần do vỡ hụi. |
Sáng 26/4, Công an tỉnh Thanh Hóa triệu tập lãnh đạo công an các huyện Tĩnh Gia và Như Thanh nhằm xác minh, tìm biện pháp xử lý vụ vỡ hụi quy mô lớn, ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, đại tá Nguyễn Văn Bính cho biết, xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia có hơn 70 đơn trình báo. Dù công an mới làm việc với hai trong số 15 chủ phường, hụi của xã này nhưng số tiền tham gia hụi đã lên đến 38 tỷ đồng.
Theo phản ánh của người dân xã Phú Sơn, gần đây một số người trong xã tự đứng ra làm chủ hụi. Họ đi thu tiền (tài sản) của các “con hụi” và được hoa hồng (10.000 đồng cho một triệu đồng). Người đóng hụi sau khi nộp tiền được hứa hẹn trả lãi suất 1,5-2% mỗi tháng. Do hám lời, nhiều người đã đem toàn bộ tài sản tích cóp cho vay .
“Chủ hụi giờ không còn khả năng thanh toán khiến chúng tôi đứng trước nguy cơ tay trắng”, bà Đỗ Thị Nhân (thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn) nói và cho hay riêng gia đình bà đã tham gia 6 tổ phường với số tiền 300 triệu đồng. Bà tham gia chơi phường hụi nhiều năm song chưa từng gặp chuyện như thế này.
Tại xã Phú Sơn có hàng trăm hộ dân đang lâm vào tình cảnh như bà Nhân, ai mất ít thì 200-300 triệu đồng, hộ chơi nhiều cả tỷ đồng.
Theo chính quyền địa phương, gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, bà Trần Thị Hà (thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn) được biết đến là một trong những chủ phường có tiềm lực kinh tế, được người dân tin tưởng, thế nhưng hơn một tháng nay phải trốn chui trốn lủi vì không còn khả năng thanh toán. Không riêng gia đình này, nhiều chủ phường hụi khác ở Phú Sơn cũng lâm vào cảnh tương tự.
Tình hình an ninh tại xã Phú Lâm (giáp ranh xã Phú Sơn) mấy ngày nay cũng bất ổn do thông tin vỡ hụi lan truyền. Ông Lê Đức Nam, Chủ tịch UBND xã cho hay, dù chính quyền chưa tiếp nhận đơn thư phản ánh của công dân song đang nắm bắt tình hình để có hướng xử lý. “Các hộ liên kết với nhau để hình thành các tổ chơi, hoạt động dưới hình thức cho vay lấy tiền lãi hoặc bốc thăm. Về quy mô chắc chắn không lớn bằng xã Phú Sơn nhưng ước tính cũng trên dưới 20 tỷ đồng”, ông Nam cho hay.
Theo số liệu từ cơ quan chức năng, ngoài hai xã Phú Sơn và Phú Lâm, tình trạng vỡ hụi còn xuất hiện nhiều nơi tại các xã Tân Trường, Hải Thanh, Hải Bình, thị trấn Còng (đều thuộc huyện Tĩnh Gia) và hai xã Thanh Tân, Thanh Kỳ (huyện Như Thanh).
Theo đại tá Nguyễn Văn Bính, Công an tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo thành lập 3 tổ công tác triệu tập các chủ phường hụi, những người được cho là đang giữ tiền của người tham gia hụi. Công an cũng sẽ biện pháp ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản hoặc bỏ trốn.
Nhà chức trách thừa nhận, vụ việc được phát hiện chậm dù diễn ra khá lâu. “Nhiều người tham gia phường hụi là cán bộ hoặc thân nhân cán bộ chủ chốt của xã nên bà con cả tin, không có phản ánh gì cho đến khi vụ việc vỡ lỡ”, lãnh đạo công an Thanh Hóa nói thêm.
Công an hai huyện Tĩnh Gia, Như Thanh khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá quy mô vụ việc và động viên người dân tránh làm phức tạp thêm tình hình.
“Chủ hụi giờ không còn khả năng thanh toán khiến chúng tôi đứng trước nguy cơ tay trắng”, bà Đỗ Thị Nhân (thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn) nói và cho hay riêng gia đình bà đã tham gia 6 tổ phường với số tiền 300 triệu đồng. Bà tham gia chơi phường hụi nhiều năm song chưa từng gặp chuyện như thế này.
Tại xã Phú Sơn có hàng trăm hộ dân đang lâm vào tình cảnh như bà Nhân, ai mất ít thì 200-300 triệu đồng, hộ chơi nhiều cả tỷ đồng.
Theo chính quyền địa phương, gia đình ông Nguyễn Văn Thanh, bà Trần Thị Hà (thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn) được biết đến là một trong những chủ phường có tiềm lực kinh tế, được người dân tin tưởng, thế nhưng hơn một tháng nay phải trốn chui trốn lủi vì không còn khả năng thanh toán. Không riêng gia đình này, nhiều chủ phường hụi khác ở Phú Sơn cũng lâm vào cảnh tương tự.
Tình hình an ninh tại xã Phú Lâm (giáp ranh xã Phú Sơn) mấy ngày nay cũng bất ổn do thông tin vỡ hụi lan truyền. Ông Lê Đức Nam, Chủ tịch UBND xã cho hay, dù chính quyền chưa tiếp nhận đơn thư phản ánh của công dân song đang nắm bắt tình hình để có hướng xử lý. “Các hộ liên kết với nhau để hình thành các tổ chơi, hoạt động dưới hình thức cho vay lấy tiền lãi hoặc bốc thăm. Về quy mô chắc chắn không lớn bằng xã Phú Sơn nhưng ước tính cũng trên dưới 20 tỷ đồng”, ông Nam cho hay.
Theo số liệu từ cơ quan chức năng, ngoài hai xã Phú Sơn và Phú Lâm, tình trạng vỡ hụi còn xuất hiện nhiều nơi tại các xã Tân Trường, Hải Thanh, Hải Bình, thị trấn Còng (đều thuộc huyện Tĩnh Gia) và hai xã Thanh Tân, Thanh Kỳ (huyện Như Thanh).
Theo đại tá Nguyễn Văn Bính, Công an tỉnh Thanh Hóa đang chỉ đạo thành lập 3 tổ công tác triệu tập các chủ phường hụi, những người được cho là đang giữ tiền của người tham gia hụi. Công an cũng sẽ biện pháp ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản hoặc bỏ trốn.
Nhà chức trách thừa nhận, vụ việc được phát hiện chậm dù diễn ra khá lâu. “Nhiều người tham gia phường hụi là cán bộ hoặc thân nhân cán bộ chủ chốt của xã nên bà con cả tin, không có phản ánh gì cho đến khi vụ việc vỡ lỡ”, lãnh đạo công an Thanh Hóa nói thêm.
Công an hai huyện Tĩnh Gia, Như Thanh khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá quy mô vụ việc và động viên người dân tránh làm phức tạp thêm tình hình.

Hàng trăm người dân "trắng tay" do vay tín dụng đen ở Cà Mau
Chiều 10/3, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã chủ trì buổi họp với các cơ quan, ban, ngành nhằm có hướng chỉ đạo xử lý...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Hàng loạt cơ sở y tế ở Thành phố Quảng Ngãi bị xử phạt hành chính -
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng -
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo -
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em -
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định -
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu