
-
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông
-
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử
-
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD
-
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh
-
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch -
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68
![]() |
Sáu doanh nghiệp đa cấp lọt danh sách thanh kiểm tra chuyên ngành trong năm 2023. |
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đang triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về việc chấp hành pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Cơ quan này sẽ thực hiện kiểm tra đối với 2 doanh nghiệp, gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam (Vinalink). Địa chỉ trụ sở chính ở Lô C16/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty TNHH Oriflame Việt Nam. Địa chỉ trụ sở chính: Số 100-102 Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Đồng thời, thanh tra với 4 doanh nghiệp, gồm:
Công ty TNHH Seacret, địa chỉ trụ sở chính: Tầng 4, tòa nhà số 227B, Cách Mạng Tháng Tám, phường 12, quận 10, TP.HCM.
Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính: Số 89, đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty TNHH Kyowon The Orm Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính: số 38/1 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Công ty TNHH Gcoop Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính: B17-17 Vinhomes Gardenia, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bộ Công thương khuyến cáo, trường hợp có thông tin phản ánh hoặc có vấn đề vướng mắc liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp nêu trên, đề nghị người dân cung cấp cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để xem xét, làm rõ trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
Số liệu cung cấp bởi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, hiện cả nước chỉ còn 20 doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp. Năm 2022, đã có 2 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam là Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế và Công ty TNHH Homeway Việt Nam.
Hai doanh nghiệp này đều bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do phát hiện các vi phạm nghiêm trọng trong chấp hành pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Doanh thu của lĩnh vực kinh doanh đa cấp vẫn liên tục tăng trưởng. Năm 2020, doanh thu ngành bán hàng đa cấp đạt hơn 15.438 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2019. Năm 2021, doanh thu ngành đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2020.
Như vậy, doanh thu toàn ngành bán hàng đa cấp trong 5 năm không có năm nào giảm mà có xu hướng tăng liên tục với tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Năm 2021, số thuế nộp ngân sách thống kê đạt là 2.819 tỷ đồng, tăng 35,1% so với năm 2020.
Các doanh nghiệp thường xuyên đứng đầu top doanh thu cao là: Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam, Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam...
-
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch -
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68 -
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao -
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than -
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với châu Âu -
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn