-
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024
Ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND TP. Móng Cái |
Những con số đầy cảm xúc
Hai chữ “lớn nhất” được nhắc tới nhiều lần khi nói về kết quả phát triển kinh tế - xã hội của TP. Móng Cái trong năm 2024. Với những lợi thế của một thành phố biên mậu, năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn đạt 15,3 tỷ USD, lớn nhất từ trước đến nay. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa làm thủ tục tại Hải quan Móng Cái đạt 4,1 tỷ USD (xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,5 tỷ USD), tăng 20% so với năm 2023. Móng Cái cũng là địa phương đạt số thu ngân sách nhà nước cao trong nhóm dẫn đầu toàn tỉnh Quảng Ninh, với 5.156,4 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa đạt 1.713 tỷ đồng; thu từ hải quan đạt 2.355 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2023.
Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, cảnh quan, lịch sử, thành phố vùng biên Móng Cái đang là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Tận dụng tốt dư địa, phát triển đúng hướng cùng với sự hoàn thiện về hạ tầng giao thông, phát triển các sản phẩm du lịch mới, Móng Cái đã thu nhiều trái ngọt. Năm 2024, Móng Cái đón 4 triệu lượt khách du lịch, cao nhất từ trước đến nay, tăng 50% so với năm 2023. Trong đó, khách nước ngoài đạt gần 1,5 triệu lượt, tăng hơn 60% so với năm 2023.
- Ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND TP. Móng Cái
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 với tinh thần quyết tâm, sáng tạo, các cấp ủy, chính quyền TP. Móng Cái đã bám sát chủ trương chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh, nhận diện đúng tình hình, xác định rõ và tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, khai thác tốt thời cơ, dư địa phát triển, lãnh đạo toàn diện, có chiều sâu, kinh tế - xã hội của TP. Móng Cái đã đạt kết quả tốt trên các lĩnh vực, với 17/17 chỉ tiêu đạt và vượt tiến độ.
Năm 2020, Móng Cái bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXIV gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. “Với lộ trình thực hiện được vạch ra cụ thể, bám sát thực tế, đến nay, Thành phố đã cơ bản hoàn thành 20/20 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, về đích sớm gần 1 năm, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết”, ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái phấn khởi chia sẻ.
Các chỉ tiêu đến thời điểm này đã thực hiện vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết là: tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tăng bình quân 12%/năm (mục tiêu tăng 10%); tỷ trọng chi đầu tư phát triển hằng năm đạt 54,3% (mục tiêu là 35%); tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,6%/năm (mục tiêu là 12%); không còn hộ nghèo (về đích sớm 2 năm).
Chỉ tính riêng thu NSNN, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, TP. Móng Cái đạt 17.138 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa là 6.619 tỷ đồng; thu từ hải quan đạt 7.031 tỷ đồng.
Để có được kết quả trên, thời gian qua, TP. Móng Cái không ngừng đổi mới hoạt động xúc tiến, hỗ trợ đầu tư, thu hút các doanh nghiệp về địa phương. Trung bình mỗi năm, Thành phố thu hút khoảng 415 doanh nghiệp đưa hàng hóa về làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II, lối mở Km3+4 Hải Yên, cửa khẩu Ka Long, nâng tổng số doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn lên tới hơn 1.100 doanh nghiệp, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 15,69 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm.
Những kết quả đạt được là tiền đề quan trọng để Móng Cái xác định cho mình hướng đi đúng, bền vững trong thời gian tới.
Nền tảng vững chắc
Toàn bộ diện tích TP. Móng Cái nằm trọn vẹn và chiếm phần lớn diện tích Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Móng Cái. KKT cửa khẩu Móng Cái được Thủ tướng Chính phủ xác định là KKT cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vùng Bắc bộ, vành đai kinh tế ven biển Bắc bộ và điểm giao thoa trong chiến lược phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN, đồng thời là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 định hướng Móng Cái trở thành đô thị loại I trước năm 2030. Thành phố sẽ phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh, thông minh, hiện đại, gắn với đô thị sinh thái biển, biên giới, trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tỉnh Quảng Ninh.
Với phương châm “quy hoạch đi trước mở đường”, từ Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 16/3/2021, Thành phố đã xác lập 9 đồ án quy hoạch phân khu chức năng, trong đó có 5 quy hoạch chung các xã thuộc địa giới hành chính TP. Móng Cái làm cơ sở để quản lý đất đai, xây dựng, thu hút đầu tư. Đến nay, đã có 4/5 quy hoạch phân khu chức năng được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt.
Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, cảng biển Vạn Ninh và dịch vụ hậu cần sau cảng được đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, tạo sức lan tỏa, nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại II, hướng đến xây dựng Móng Cái sớm đạt các tiêu chí đô thị loại I.
Luôn xác định công tác nhân sự là việc hệ trọng, là khâu “then chốt” của “then chốt”, có ý nghĩa quyết định, năm qua, Móng Cái đã hoàn thành sắp xếp cán bộ sau khi thực hiện chủ trương dừng mô hình Bí thư Đảng ủy, đồng thời là Chủ tịch UBND tại 16/16 xã. Bên cạnh đó, hoàn thành sáp nhập 2 phường (Hòa Lạc - Trần Phú), tạo không gian, dư địa phát triển mới.
Nâng cao chất lượng đời sống người dân là mục tiêu lâu dài, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển của Móng Cái. Đó là phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Móng Cái, nâng cao chất lượng đời sống người dân theo tiêu chí “Hạnh phúc”. Triển khai thực hiện quy trình tu bổ, tôn tạo các di tích, thực hiện gắn mã QR phục vụ công tác giới thiệu, quảng bá tại 24 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Móng Cái là thành phố cửa khẩu quốc tế duy nhất trong cả nước có đường biên giới cả trên bộ, trên biển với Trung Quốc. Hoạt động đối ngoại, hội nhập của Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mối quan hệ đối ngoại - hợp tác - ngoại giao giữa TP. Móng Cái với TP. Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã từng bước trở thành “hình mẫu”. Móng Cái được nhận giải thưởng “Đối tác ưu tú thành phố hữu nghị đối với Trung Quốc”.
TP. Móng Cái phấn đấu trở thành đô thị loại I trước năm 2030 |
Tạo đà bứt phá
Cùng với tâm thế của cả nước, của tỉnh Quảng Ninh bước vào kỷ nguyên mới, năm 2025, TP. Móng Cái chọn chủ đề công tác năm là: “Bứt phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế; thu hút đầu tư, phát triển chiều sâu các ngành có lợi thế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.
Để hoàn thành mục tiêu, ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND TP. Móng Cái cho biết, Thành phố sẽ tập trung, quyết liệt thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu năm, tạo đột phá trong thu hút đầu tư ngoài ngân sách để tăng trưởng nhanh các ngành kinh tế có lợi thế như thương mại cửa khẩu, logistics, công nghiệp cảng biển, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Thành phố tiếp tục xác định quy hoạch giữ vai trò “đi trước mở đường”, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý, phát triển; đẩy nhanh tiến độ lập, trình duyệt dự án; xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc); hoàn thành, khai thác tối đa giá trị các công trình, dự án trọng điểm đã, đang và sắp được các nhà đầu tư chiến lược đầu tư.
Thời gian tới, Móng Cái tiếp tục đề xuất các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ lập, trình duyệt dự án xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới khu vực đầu cầu Bắc Luân II; mở cửa khẩu song phương khu vực Km 3+4 và mở lối thông quan cầu Bắc Luân III; thu hút đầu tư xây dựng trung tâm giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản quốc tế tại Móng Cái; nghiên cứu lập quy hoạch, xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Thành phố chú trọng thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực, thương hiệu mạnh, đầu tư quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại để phát triển thương mại, dịch vụ logistics và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, phát huy lợi thế 5 sản phẩm du lịch đặc sắc của Móng Cái như: xe du lịch tự lái qua biên giới, ẩm thực Việt - Trung, du lịch qua biên giới, du lịch thể thao golf kết hợp khách sạn cao cấp, mua sắm hàng hiệu chất lượng cao, thu hút khách du lịch 4 mùa.
-
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn -
Doanh nghiệp đánh giá Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy -
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E phải giải phóng mặt bằng xong trước 1/3/2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững