Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chồng chéo thì người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm
Thanh Huyền - 17/05/2017 21:37
 
Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng về việc thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng vừa được ban hành chiều nay, 17/5.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng nay (17/5), đích thân Thủ tướng đã công bố vừa ký Chỉ thị 20/CT-TTg trong đso quy định rõ việc không thanh tra doanh nghiệp quá một lần hoặc kiểm toán quá 1 lần/năm.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, để thực hiện điều này, thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố là đầu năm phải phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Đây là thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch. Ví dụ như cơ quan công an là thẩm quyền liên quan đến phòng cháy nổ, Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến môi trường, Cục thuế, hải quan liên quan đến cơ quan thuế…, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng giải thích.

Do vậy, thanh tra tỉnh, thành phố chủ trì, tiếp nhận toàn bộ những đề xuất của  thanh tra của các sở, ngành chuyên ngành để xây dựng một kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.

Như vậy, hằng năm Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch thanh tra của các doanh nghiệp trong phạm vi địa bàn, thẩm quyền của Chủ tịch tỉnh quản lý.

Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng yêu cầu phải có chứng cứ, có dấu hiệu rõ ràng, chứ không phải vào thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng sau đó lại không có chứng cứ vi phạm pháp luật.

Khi các cơ quan phát hiện có sự thanh kiểm tra chồng chéo, lúc đó yêu cầu cơ quan đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền là Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giải quyết, nếu không thì doanh nghiệp kiến nghị lên các cơ quan cao hơn.

"Khi các cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu trong Chỉ thị của Thủ tướng, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ xử lý theo quy định pháp luật. Nếu cố tình, nếu biết mà vẫn để cơ quan thanh tra, kiểm tra chồng chéo thì người đứng đầu địa phương đó sẽ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Ông Dũng cũng cho biết, việc thanh tra, kiểm tra đột xuất là thanh, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo Chỉ thị 20 thì dấu hiệu vi phạm pháp luật phải rõ ràng, ví dụ như không xử lý mà xả thải, xả thải ra môi trường mà không đủ tiêu chuẩn...

Ông Dũng cũng đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm và giám sát việc thực hiện Chỉ thị 20 của Thủ tướng.

Hoạt động thanh tra không được gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 4997/VPCP – V.I truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu chấn chỉnh công tác...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư