
-
Doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan khai thác cơ hội hợp tác để cùng phát triển
-
"Nhiệt kế kinh doanh" ấm trở lại, nhưng chưa mạnh mẽ
-
Hưng Yên lần đầu tiên góp mặt trong Top 10 PCI 2024
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Các doanh nghiệp lớn toàn cầu gia tăng đầu tư tại Việt Nam
-
Sửa Luật Nhà giáo: Có thể phân cấp tuyển dụng giáo viên cho một số trường phổ thông -
Tiếp tục miễn giảm thuế đất sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp
![]() |
Hội nghị hiệp thương thương lần thứ nhất giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. |
Các cơ quan Trung ương được giới thiệu 207 người ứng cử, trong đó có 15 thành viên Chính phủ tham gia Quốc hội khoá XV.
Sáng 4/2, Hội nghị Hiệp thương thương lần thứ nhất giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.
Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất, các cơ quan thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, việc tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, là giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức bầu cử, để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử cũng như việc lập danh sách sơ bộ và lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng cử.
Để bảo đảm dân chủ, lựa chọn được những người tiêu biểu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, hoạt động hiệp thương sẽ được tiến hành ba lần. Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất ở mỗi cấp được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 3/2/2021 đến ngày 17/2/2021, do trùng với thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, để đảm bảo kịp tiến độ và phù hợp về mặt thời gian, hội nghị được tổ chức hôm nay, 4/2. Hiệp thương lần hai sẽ xong trước ngày 19/3/2021. Hiệp thương lần ba xong trước ngày 18/4/2021.
Trình bày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử làm đại biểu Quốc hội khóa XV, ông Trần Văn Túy, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia cho biết, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người. Trong đó, số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội ở Trung ương là 207 đại biểu, chiếm 41,4%; số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu, chiếm 58,6%.
Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương được phân bổ theo cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu chiếm 44% và cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu là 73 đại biểu chiếm 14,6%.
Về dự kiến số lượng người của các cơ quan, tổ chức ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, số lượng đại biểu ở Trung ương được giới thiệu là 207 đại biểu, chiếm 41,4%. Con số này cao hơn số đại biểu của khoá XIV (198 đại biểu, chiếm 39,6%). Trong đó, cơ cấu đại biểu của các tổ chức, đơn vị, cơ quan ở Trung ương được giới thiệu bao gồm: Các cơ quan Đảng: 10 đại biểu (Khóa XIV 11 đại biểu); Cơ quan Chủ tịch nước: 3 đại biểu (Khóa XIV 3 đại biểu). Cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương): 133 đại biểu (cao hơn so với mức 114 đại biểu của Quốc hội khoá XIV).
Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an) được cơ cấu 15 đại biểu, giảm 3 đại biểu so với khóa XIV. Khối lực lượng vũ trang được phân bổ 12 đại biểu của Quân đội (Khóa XIV 15 đại biểu), 2 đại biểu của Công an (Khóa XIV 3 đại biểu). Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, mỗi cơ quan có 1 đại biểu, giữ nguyên như cơ cấu tại Quốc hội đương nhiệm. Kiểm toán Nhà nước cũng có 1 đại biểu, tương đương cơ cấu khoá XIV.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được cơ cấu 29 đại biểu, giảm 2 người so với khóa XIV, trong đó có đại biểu phụ nữ, đại biểu người dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu ngoài Đảng, đại biểu tái cử, đại biểu nhân sĩ trí thức và văn nghệ sĩ tiêu biểu.
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Các doanh nghiệp lớn toàn cầu gia tăng đầu tư tại Việt Nam -
Sửa Luật Nhà giáo: Có thể phân cấp tuyển dụng giáo viên cho một số trường phổ thông -
Tiếp tục miễn giảm thuế đất sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp -
Vì sao Hải Phòng giành ngôi "quán quân" PCI năm 2024 -
Phân luồng hàng hóa rủi ro, có khả năng mất an toàn để quản lý chất lượng -
Tiêu thụ điện ngày lễ 30/4-1/5/2025 chỉ bằng 60 - 70% ngày thường -
Hải Phòng lần đầu đứng đầu bảng xếp hạng PCI
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025