
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới
-
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp FDI thành lập trước ngày 1/7/2006 phải đăng ký lại tổ chức quản lý, hoạt động chậm nhất là ngày 1/8/2014. Nếu không đăng ký lại, doanh nghiệp FDI chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề và thời hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư.
Nếu không sửa đổi quy định này, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì vào cuối tháng này sẽ có 41 doanh nghiệp FDI phải chấm dứt hoạt động. Vào năm 2014, số doanh nghiệp FDI phải chấm dứt hoạt động do không đăng ký lại sẽ tăng thêm 142 đơn vị. Vào năm 2015 số doanh nghiệp FDI phải chấm dứt hoạt động với lý do này tăng thêm 269 đơn vị nữa.
Số doanh nghiệp FDI phải chấm dứt hoạt động do không đăng ký lại, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục gia tăng vào các năm sau vì hiện có tới 2.916 doanh nghiệp trong tổng số 6.000 doanh nghiệp thành lập trước thời điểm ngày 1/7/2006 vẫn chưa đăng ký lại.
![]() | ||
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội |
“Tôi đề nghị Quốc hội thông qua Luật sửa đổi Điều 170 Luật Doanh nghiệp theo đề xuất của Chính phủ theo hướng không bắt buộc doanh nghiệp FDI phải đăng ký lại. Nếu không sẽ có hàng chục ngàn lao động đứng trước nguy cơ mất việc làm vì rất nhiều doanh nghiệp FDI phải chấm dứt hoạt động”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi phát biểu chính kiến.
Theo ông Lợi, việc không bắt buộc doanh nghiệp FDI thành lập trước ngày 1/7/2006 đăng ký lại không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động, mà còn tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nguồn vốn FDI ngày càng khốc liệt.
Đồng tình với quan điểm này, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Văn Phúc cho rằng, nếu chỉ có vài ba chục doanh nghiệp vi phạm quy định đăng ký lại thì chưa nhất thiết phải sửa luật. Tuy nhiên, số doanh nghiệp chưa đăng ký lại lên tới gần 3.000 với số vốn đăng ký 18,5 tỷ USD thì việc sửa Điều 170 là việc cấp bách, cần thiết.
“Nhưng chúng ta cũng phải giải thích cho những doanh nghiệp FDI chấp hành tốt pháp luật Việt Nam (thực hiện đăng ký lại theo đúng Luật Doanh nghiệp) để họ không có tâm lý, người thực hiện đúng pháp luật cũng như người vi phạm, cuối cùng đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp hóa vi phạm”, ông Phúc nói.
Không chỉ đồng tình với việc sửa Điều 170 Luật Doanh nghiệp theo đề nghị của Chính phủ, ông Lê Minh Thông, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa còn cho rằng: “Bây giờ mới sửa đã là hơi muộn”.
“Ngay từ năm 2008-2009, chúng ta đã phát hiện ra việc yêu cầu tất cả doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài phải đăng ký lại là không phù hợp với thực tiễn. Đúng ra, chúng ta phải bỏ ngay quy định này thì chúng ta lại kéo dài thời gian đăng ký lại thêm 5 năm nữa nên bây giờ buộc phải sửa”.
Ông Thông cho rằng, bây giờ mới bỏ yêu cầu doanh nghiệp FDI phải đăng ký lại là hơi muộn, nhưng rất cần thiết nhằm vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vừa tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tăng sức cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI.
“Qua sự việc này cần phải rút ra bài học kinh nghiệm, những điều khoản nào trong các luật hiện hành gặp vướng mắc, không phù hợp với thực tiễn cần phải sửa thì sửa ngay, không nên kéo dài thời gian khiến cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong việc chấp hành pháp luật”, ông Thông nói.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hanel, ông Nguyễn Quốc Bình (Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội) cũng đồng tình với việc sửa đổi Điều 170 Luật Doanh nghiệp. “Vì còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đăng ký lại, chúng ta cần “mở đường” để cho các doanh nghiệp FDI tiếp tục hoạt động, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm. Nhưng chúng ta cũng phải nghiêm xử lý nghiêm minh với những doanh nghiệp gian lận thuế, trốn thuế, chuyển giá”, ông Bình phát biểu.
Mạnh Bôn
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất -
Bình Định: Không đổi tên xã Canh Vinh vì liên quan dự án trọng điểm Becamex VSIP
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế