-
EVNFinance lọt Top 25 Thương hiệu dẫn đầu do Forbes bình chọn -
Doanh nghiệp đầu tư cho thương mại bền vững -
Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới -
Petrovietnam tìm động lực mới cho chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng -
Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 -
Trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho VEC
Hội nghị được VCCI phối hợp với Tổng cục Hải quan với sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ 4 tỉnh, thành phố, gồm: TP Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh nhằm tập trung vào việc tháo gỡ các khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Quang cảnh hội nghị. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hải Dương |
Tại hội nghị, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, XNK và thương mại quốc tế là một trong những động lực chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam. Tính riêng trong năm 2022, tổng kim ngạch XNK hàng hóa đã đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Tổng thể trong năm 2022, Việt Nam đã xuất siêu khoảng 11,2 tỷ USD giá trị hàng hóa. Sản phẩm từ Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương |
Tính riêng tại 4 địa phương gồm: TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 của doanh nghiệp tại khu vực này ước đạt xấp xỉ 46 tỷ USD, chiếm khoảng 12,3% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã nỗ lực đơn giản hóa các thủ tục XNK, tăng cường tính minh bạch trong chính sách thương mại, đồng thời thiết lập các cơ chế để giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, như: triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông quan, kiểm tra sau thông quan và giám sát hàng hóa.
Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu” do VCCI phối hợp với Tổng cục Hải quan và Dự án Tạo thuận lợi thương mại của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ công bố vào tháng 7-2021 cho biết, khoảng 38% doanh nghiệp còn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin thủ tục hành chính xuất nhập khẩu; khoảng 24% doanh nghiệp phản ánh tình trạng quy định hoặc chính sách pháp luật thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Hiện nay, hoạt động XNK của các doanh nghiệp vấn còn nhiều khó khăn vướng mắc, như việc kiểm tra chuyên ngành trong XNK hàng hóa vẫn chưa nhanh gọn, cập nhật thông tin chưa đồng bộ. Thời gian kiểm tra thông quan vẫn còn chậm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Các thủ tục hành chính còn nhiều điểm chưa có sự thống nhất đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan… Bên cạnh đó, dịch vụ logistics chưa có chuỗi toàn diện như cảng biển, kho tàng, bến bãi, nên còn phức tạp chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, hàng phải bảo quản lạnh chưa có chỗ chứa ở khu vực cảng” bà Lương Thu Hương, Chủ tịch HHDN tỉnh Hải Dương chia sẻ.
Theo ông Lê Mạnh Cương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Logistics Hải Phòng thì, hiện nay hệ thống một cửa quốc gia chưa có sự kết nối đồng bộ và chia sẻ dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ, doanh nghiệp khai báo thủ tục kiểm dịch thực vật cho lô hàng XNK trên cổng thông tin điện tử quốc gia (VNSW) khi cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thì vẫn còn có công đoạn thủ công hoặc là doanh nghiệp in giấy chứng nhận kiểm dịch cầm cho cơ quan Hải quan xem hoặc thông báo bằng điện thoại cho công chức Hải Quan để làm các thao tác nghiệp vụ thông quan cho lô hàng trên hệ thống lúc đó tờ khai mới được thông quan…
Về phía Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch HHDN tỉnh Quảng Ninh đề xuất cần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng, tiếp tục giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, rút ngắn các thủ tục xuất nhập khẩu thương mại, đầu tư; khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu xuyên biên giới.
“Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy mạnh mẽ hơn kinh tế số và thương mại điện tử, nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử…từ thuận lợi cho việc XNK của các doanh nghiệp và minh bạch hóa trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước”, ông Thể nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, ông Trương Đức Trọng, Ban Pháp chế VCCI đã đưa ra một số khuyến nghị, một số lĩnh vực cần tập trung cải thiện. Đối với cơ quan Hải quan, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật Hải quan với tính ổn định, nhất quán, hiện đại, khả thi, công khai, minh bạch và dễ tiếp cận. Hài hoà các thủ tục hải quan phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Áp dụng đồng bộ các phương thức quản lý hải quan hiện đại trong giải quyết thủ tục từ khai hải quan, thông quan đến kiểm tra sau thông quan…
Các cơ quan quản lý và kiểm tra chuyên ngành, cần tập trung cải thiện những lĩnh vực, khâu quy trình còn phiền hà như các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, rà soát hoạt động lấy mẫu kiểm tra vì đây là khâu doanh nghiệp thường phản ánh gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, ông Trọng cũng cho rằng, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu và nắm rõ các quy định pháp luật, các chính sách hiện hành về xuất nhập khẩu… Tăng cường hiểu biết về công nghệ thông tin để ứng dụng hiệu quả hơn trong thực hiện thủ tục hành chính. Liên kết và tận dụng hiệu quả kênh Hiệp hội doanh nghiệp.
Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phát biểu tại hội nghị. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương |
Là đơn vị chủ nhà, ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương bày tỏ, tỉnh Hải Dương cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thuộc trách nhiệm giải quyết của UBND tỉnh và các sở, ban, ngành cam kết sẽ chỉ đạo giải quyết nhanh nhất có thể.
Sau khi trao đổi và lắng nghe các ý kiến tại hội nghị, lãnh đạo VCCI khẳng định, sẽ tiếp tục chủ động tập hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để kiến nghị giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan, thực hiện các hoạt động đối thoại giúp củng cố mối quan hệ đối tác giữa chính quyền và doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK; tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách tạo thuận lợi thương mại trong thời gian tới.
-
Petrovietnam tìm động lực mới cho chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng -
Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 -
Trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho VEC -
Năm 2025, Petrovietam phấn đấu tăng trưởng trên 10% -
T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm dữ liệu; 2 tỷ phú Việt 'bắt tay' tại dự án lớn nhất Đông Nam Á -
Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD -
Luật Thuế GTGT 2024: Điều chỉnh mới hướng tới phát triển bền vững
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai
- GAET vinh dự tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
- Mùa kiều hối Agribank 2025 - “Kiều hối đón tết - gắn kết tình thân”
- HEINEKEN Việt Nam hợp tác cùng VBCSD-VCCI hỗ trợ đối tác cung ứng thúc đẩy giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng
- VinaCapital hợp tác cùng VPBankS phân phối chứng chỉ quỹ mở
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam