-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Tỷ lệ động viên tài chính
Theo dự kiến kế hoạch thu chi ngân sách 2023, bội chi là 460.500 tỷ đồng, bằng 4,47% GDP, suy ra GDP đạt 10,3 triệu USD. Theo đó, tổng thu ngân sách/GDP đạt gần 15,7% - thấp khá xa so với nhiều năm trước (năm 2010 là 21,9%, 2015 là 19,8%, 2019 là 20,2%, 2020 là 18,8%, 2021 là 18,5%, 9 tháng năm 2022 là 19,4%). Tỷ lệ này cũng thấp hơn tỷ lệ theo kế hoạch 2021-2025 (≥16%) và 2026-2030 (16-17%).
Diễn biến trên chứng tỏ 3 điều.
Thứ nhất, tỷ lệ thu ngân sách/GDP 9 tháng năm 2022 cao có một phần do hiệu quả kinh tế còn thấp, bởi chi phí sản xuất tăng cao. Giá nhập khẩu 9 tháng tăng 10,86%, giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6%, giá vận tải, kho bãi tăng 8,01%, trong khi giá sản xuất tăng 3,05%, giá tiêu dùng tăng 2,73%… Giá đầu vào tăng cao, nhưng giá đầu ra tăng thấp hơn đã làm cho chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm. Sức chịu đựng của doanh nghiệp, của người lao động và người dân khá cao.
Thứ hai, từ năm 2022 trở về trước, tỷ lệ thu ngân sách/GDP cao đã góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu (thấp hơn 4%). Dự kiến kế hoạch 2023 đã thể hiện rõ hơn, sớm hơn việc “khoan thư sức dân”, một chủ trương đúng đắn và cần thiết vào lúc này - sau mấy năm bị “bào mòn” bởi đại dịch Covid-19.
Thứ ba, đây là một trong những nội dung của chủ trương kích cầu, với nhiều giải pháp cụ thể về tiền lương, giá cả, cấp bù lãi suất…
Tổng chi tăng cao
So với dự toán năm 2022, dự kiến chi ngân sách nhà nước năm 2023 tăng cao hơn (trên 16,2% so với 13,6%). Tỷ lệ so với GDP 2023, chi ngân sách cao hơn thu ngân sách (trên 20,1% so với gần 15,7%). Chi đầu tư phát triển dự kiến kế hoạch 2023 chiếm 33,6% tổng chi, đây là tỷ trọng rất cao so với năm trước (27,3%), so với dự toán năm 2022 (29,5%) và thực hiện trong 9 tháng năm 2022 (23,3%).
Về quy mô tuyệt đối, chi đầu tư phát triển dự kiến kế hoạch 2023 lên đến 696.700 tỷ đồng, so với dự toán năm 2022 tăng 32,4% (nếu so với thực hiện có thể còn cao hơn nữa bởi sau 9 tháng mới đạt 48,1%); cao gấp đôi tốc độ tăng tương ứng (16,2%) của tổng chi dự kiến 2023 so với dự toán 2022.
Việc tăng và tỷ trọng cao của chi đầu tư phát triển một mặt là tiền đề của tốc độ tăng trưởng GDP theo dự kiến kế hoạch 2023 (có 3 phương án tăng 7-7,5%, 6,5-7%, 6-6,5%, chọn phương án 2). Mặt khác, đây cũng là yếu tố bất ổn của cân đối kinh tế vĩ mô (như tiềm ẩn của lạm phát, tăng nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia).
Vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu quả đầu tư, tức là giảm hệ số ICOR. Hệ số này sau 2 năm ở mức rất cao (năm 2020 là 14,2 lần, năm 2021 là 15,5 lần- tức là để tăng 1 đồng GDP theo giá so sánh phải đầu tư tới 14,27 đồng và 15,54 đồng vốn đầu tư theo giá so sánh), năm 2022 có thể giảm xuống dưới 6 lần, nên năm 2023 cần giảm hơn nữa.
Do tổng chi ngân sách có quy mô và tốc độ tăng lớn hơn của tổng thu, nên bội chi dự kiến kế hoạch 2023 có quy mô lớn và chiếm tỷ lệ khá cao so với GDP.
Về lý thuyết, khi nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài còn cao, nếu tỷ lệ vốn đầu tư phát triển xã hội/GDP cao hơn tỷ lệ tích lũy/GDP, thì là nguy hiểm, là nguy cơ tiềm ẩn cho các khoản nợ trên tiếp tục tăng. Tăng trưởng cao là hết sức cần thiết, bởi dù năm 2022 có tăng 8%, thì 2 năm đầu kế hoạch 2021-2025 mới tăng 10,76% (bình quân một năm mới tăng 5,24%), trong khi mục tiêu 2021-2025 là 37-40,3% (bình quân một năm tăng 6,5-7%), đòi hỏi 3 năm còn lại phải tăng 23,7-26,67% (hay bình quân một năm phải tăng 7,34-8,2%).
Đó là những tốc độ tăng rất cao, không dễ đạt được. Nếu không đạt được, thì một lần nữa sẽ bị lỡ hẹn với mục tiêu có công nghiệp theo hướng hiện đại và chưa thực hiện được mục tiêu ra khỏi nhóm nước thu nhập trung bình thấp.
Tuy nhiên, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn lớn của nền kinh tế mới tạo tiền đề cho phát triển bền vững, bởi việc đạt được mục đích không phải là sự phát triển với tốc độ cao trong hôm nay, mà ở sự phát triển lâu dài trong tương lai. Do vậy, cần cân nhắc để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025