
-
Hà Nam: Bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025
-
Ông Phạm Hồng Tùng giữ chức Giám đốc Sở Tài chính Thái Bình sau hợp nhất
-
Ban hành Thông tư quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài
-
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Một số chỉ tiêu chủ yếu
-
Thực hiện các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ nông dân -
Tổng rà soát, giải quyết bất cập trong hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông
![]() |
Phiên thảo luận tổ 8 về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên |
Nâng bội chi và nợ công chỉ nên là giải pháp ứng phó
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ chín, cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên (Đề án).
Cùng với mục tiêu mới về tăng trưởng GDP, Chính phủ còn đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%. Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo (khoảng 5% GDP).
Bày tỏ sự tán thành cao với đề xuất chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn mức đã được Quốc hội quyết định, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là mục tiêu khá thách thức, nên cần có các giải pháp thực sự phù hợp.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nói, theo Đề án, sẽ tăng khoảng 84.300 tỷ đồng đầu tư công, dự kiến có được từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách và cũng đặt ra khả năng phải điều chỉnh bội chi, nợ công. Theo ông, nếu tiết kiệm chi ngân sách được thì tốt, nhưng nếu không được mà phải tăng thu hoặc bội chi, nợ công, thì cần hết sức cân nhắc.
Ông Hà Sỹ Đồng cho biết, việc thu ngân sách đang đè nặng áp lực lên doanh nghiệp và cả ngành thuế, hải quan. Doanh nghiệp phản ánh, vài năm gần đây, thuế và hải quan chịu áp lực thu quá lớn, dẫn đến các trường hợp thu bất hợp lý. “Việc này có thể giúp thu được ngân sách trong ngắn hạn, nhưng sẽ không kích thích được doanh nghiệp đầu tư, phát triển”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu quan điểm.
Về nguồn bội chi và nợ công, ông Hà Sỹ Đồng nói, các biện pháp vay nợ sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng, nên càng gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân khi vay vốn ngân hàng.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu lãi suất cao hơn so với nước ngoài. Chính phủ đã phải rất nỗ lực để hạ mặt bằng lãi suất mà không được. Nếu đẩy mặt bằng lãi suất lên, thì càng làm doanh nghiệp trong nước thua thiệt so với doanh nghiệp nước ngoài.
Từ những nhìn nhận trên, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhận định, nếu có thể tiết kiệm chi để tăng đầu tư công, không phải tăng thu hay vay nợ, thì mục tiêu tăng trưởng 8% có thể đạt được. “Trường hợp bị ảnh hưởng bởi thương chiến, thì mục tiêu tăng trưởng 8% khó có thể đạt được và khi đó mới cần các biện pháp tăng bội chi hay vay nợ”, vị đại biểu Quảng Trị nêu quan điểm.
“Đề nghị Chính phủ tập trung tiết kiệm để có nguồn lực đầu tư công. Không bội chi hay vay nợ khi chưa cần thiết. Chỉ trong trường hợp Việt Nam bị phía Hoa Kỳ áp thuế trực tiếp, thì mới cho phép tăng thu, nâng bội chi và nợ công. Tức là, phải coi việc tăng thu, nâng bội chi và nợ công chỉ là giải pháp ứng phó khi Việt Nam bị dính thương chiến, chứ không phải là giải pháp để đạt tăng trưởng 8%”, ông Hà Sỹ Đồng góp ý.
Chia sẻ quan tâm về bội chi và nợ công, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nếu phải tăng bội chi (4-4,5%/3,8%GDP) thì một lần nữa lại dựa vào đầu tư công, mà theo ông, đầu tư công chỉ là một phần, chỉ đầu tư vào những chỗ tư nhân không thể làm hoặc không muốn làm.
“Bội chi có thể phải tăng thêm, nhưng lên đến 4,5% là mở rộng quá nhanh, cần thận trọng”, ông Toàn nêu quan điểm.
Nhận xét một số giải pháp trong Dự thảo Nghị quyết chưa đủ cụ thể, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) cho rằng, cần bổ sung biện pháp tăng tốc đầu tư công, cải thiện môi trường đầu tư, kiểm soát lạm phát và phát triển nguồn nhân lực.
Ông Khải đề xuất thành lập “Tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công” trực thuộc Chính phủ để tháo gỡ ngay các vướng mắc, áp dụng nguyên tắc “giải ngân nhanh - thưởng, chậm - kỷ luật”, địa phương nào chậm giải ngân sẽ bị cắt giảm vốn cho năm sau.
Nêu rõ môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản, thủ tục phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp, vị đại biểu Hà Nam đề xuất cắt giảm 50% thời gian xử lý thủ tục đầu tư bằng cách đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xét duyệt, đồng thời bãi bỏ ngay các điều kiện kinh doanh không cần thiết, cản trở doanh nghiệp.
Càng khó khăn, càng áp lực, thì càng phải nỗ lực
Đề cập những yếu tố tác động đến tăng trưởng, trong yếu tố về đầu tư, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh đầu tư công. Ông Phớc phân tích, những năm gần đây, đầu tư công tăng liên tục. Năm 2025, đầu tư công bố trí tăng khoảng 108.000 tỷ đồng so với năm trước đó, cộng với vượt thu ngân sách khoảng 331.000 tỷ đồng. Sau khi trích cho phần cải cách tiền lương, còn khoảng hơn 158.000 tỷ đồng để bổ sung vào đầu tư của năm 2025.
“Như vậy, đầu tư năm 2025 sẽ xấp xỉ 900.000 tỷ đồng. Đây là động lực thúc đẩy, kéo các nguồn đầu tư khác để tạo động lực tăng trưởng”, ông Phớc nói.
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công, theo Phó thủ tướng, đầu tư tư nhân cũng rất quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng.
Nhấn mạnh 2025 là năm rất là quan trọng, phải đạt được tăng trưởng từ 8% trở lên, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói, muốn đạt mục tiêu đó, thì giải pháp then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân, vì đầu tư tư nhân chiếm 55% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Đây là yếu tố quyết định tăng trưởng trên 8%, chứ không phải đầu tư công.
“Để phát triển kinh tế tư nhân thì quan trọng nhất là cải cách thể chế. Nhà đầu tư yên tâm khi thấy Chính phủ thực sự mở cửa, thực sự mong chờ nhà đầu tư đến đầu tư và người ta bỏ tiền đầu tư thực sự có hiệu quả. Cải cách thể chế nằm ở niềm tin của nhà đầu tư với Chính phủ”, ông Mẫn phát biểu.
Cũng tham gia thảo luận tại tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng hơn 8% là một thách thức rất lớn, vì tăng trưởng bình quân của thế giới năm nay thấp, dự báo trên dưới 3%, khu vực ASEAN phấn đấu 4-4,5%.
“Nếu ta không đặt ra như thế, tốc độ bình bình 6-7%/năm thì khó đạt 2 mục tiêu 100 năm. Cho nên, phải thúc đẩy tăng trưởng cao hơn. Vừa qua, sau Hội nghị Trung ương, Chính phủ có nghị quyết 13 giao ngay chỉ tiêu tăng trưởng cho các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành liên quan, cũng trên cơ sở đề xuất của các địa phương. Cả nước phải tăng trưởng, các ngành phải tăng trưởng, địa phương phải tăng trưởng, doanh nghiệp phải tăng trưởng, thì cả nước mới tăng trưởng được. Mấy ngày vừa rồi, chúng tôi họp liên tục với doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ, ASEAN, Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Mình phải kéo người ta vào cuộc với mình”, Thủ tướng trao đổi tại tổ.
Về giải pháp, Thủ tướng Chính phủ nói, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng cao thì phải tăng trưởng tín dụng cao, kết hợp chính sách tài khóa tăng thu - giảm chi. Nhưng thuế, phí, lệ phí phải có chính sách ưu đãi để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.
Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ, muốn đẩy tiền ra cho sản xuất - kinh doanh thì phải chấp nhận lạm phát cao hơn một chút. Vì thế, “đề nghị Quốc hội đồng ý nới lạm phát một chút”.
Thủ tướng cũng khẳng định, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát rất tốt trong mấy năm vừa qua. “Tất nhiên, với nợ, quan điểm của tôi là vay được - trả được. Vay được, anh làm tốt và trả được, thì chả có vấn đề gì phải lo”, Thủ tướng Chính phủ nói.
Theo nghị trình, sáng 19/2, ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ chín, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt từ 8% trở lên.
Bắt đầu từ sáng mai (18/2), Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.
Trước đó, trong ngày 17/2, Quốc hội đã họp riêng về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội, về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi) cũng được thông qua trong phiên họp riêng của Quốc hội.
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành một số nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiện toàn các chức danh để bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

-
Tổng rà soát, giải quyết bất cập trong hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông -
Thái Bình thành lập 5 sở mới; điều chỉnh quy hoạch đất đai -
Quảng Trị: Nhiều giải pháp cho kịch bản tăng trưởng 8% trong 2025 -
Hưng Yên thông qua quy định về hỗ trợ người nghỉ trước tuổi khi sắp xếp bộ máy -
Hợp tác mở rộng quy mô thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc) -
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh, thành -
Dự kiến đầu tư hơn 74.000 tỷ đồng phát triển đô thị thành phố Quảng Ngãi
-
Techcombank tiếp tục nâng tầm hợp tác cùng WinCommerce gia tăng trải nghiệm và giá trị cho khách hàng
-
ESG - Xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi
-
Japfa Việt Nam chia sẻ chiến lược đồng hành cùng khách hàng trong năm 2025
-
Techcombank tiếp tục hành trình xây dựng nền tảng tài chính sớm cho thế hệ tiếp nối vượt trội
-
Hoàn tiền lên tới 40% cho chủ thẻ BIDV Business
-
Bắc Ninh - Điểm sáng mới trên bản đồ đầu tư bất động sản phía Bắc