
-
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản
-
Xác định trụ cột mới của quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ 2 dự án trọng điểm tại Quảng Trị
-
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản -
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đang đề nghị các bộ ngành, địa phương liên quan góp ý về chủ trương nhập điện gió của Nhà máy điện gió Trường Sơn từ Lào về Việt Nam.
Dự án này có công suất 250 MW, đặt tại tỉnh Bolikhamsai của Lào, có kế hoạch vào vận hành trong quý IV/2025.
![]() |
Một số nhà máy điện gió sẽ được xây dựng tại Lào để bán điện về Việt Nam. Ảnh minh họa |
Để nhập khẩu điện từ Nhà máy điện gió này về Việt Nam, phương án đấu nối được đề xuất là xây mới đường dây 220 kV mạch kép từ trạm biến áp 220 kV nhà máy điện gió Trường Sơn, với chiều dài 75 km đấu nối vào ngăn lộ 220 kV tại trạm biến áp 220 kV Đô Lương (Nghệ An - Việt Nam).
Trước đó, tờ trình của EVN cho biết, EVN nhận được văn bản của chủ đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng Việt Lào đề xuất bán điện từ dự án này cho Việt Nam. Giá điện được chủ đầu tư cam kết là áp dụng theo quy định, với mức giá trần nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam cho loại hình nhà máy điện gió là 6,95 US cents/kWh (gần 1.700 đồng/kWh theo thời giá hiện tại).
Để đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án năm 2025, chủ đầu tư đề xuất thực hiện đầu tư toàn bộ công trình đấu nối lưới điện phục vụ đấu nối nhà máy điện gió Trường Sơn vào hệ thống điện Việt Nam bằng nguồn vốn của dự án.
Theo EVN, biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam đưa ra quy mô công suất nhập khẩu tối thiểu điện từ Lào về Việt Nam đến năm 2020 khoảng 1.000 MW, đến năm 2025 khoảng 3.000 MW và đến năm 2030 khoảng 5.000 MW.
Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 10-2023, Thủ tướng đã thông qua chủ trương nhập khẩu từ các nguồn điện tại Lào với tổng công suất 2.689 MW.
Trong đó, EVN đã ký kết 19 hợp đồng mua bán điện để điện từ 26 nhà máy điện của Lào với tổng công suất 2.240 MW. Bao gồm 7 dự án đã vận hành thương mại với tổng công suất là 806 MW và dự kiến đến năm 2025 có thể đưa vào vận hành thêm 1.171 MW.
Có 6 nhà máy thủy điện với công suất 449 MW, có 4 nhà máy đã được EVN giao cho Công ty Mua bán điện (EPTC) đàm phán PPA, còn lại 2 nhà máy là Nậm Kông 1 (160 MW) và Nậm Mouan (100 MW), chủ đầu tư đã có văn bản gửi EVN thông báo không tiếp tục bán điện.
Đối với các dự án vận hành sau năm 2025, việc tiếp tục triển khai sẽ phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách và giá điện nhập khẩu sau năm 2025.
Như vậy, đến nay tổng công suất nguồn điện tại Lào đã được phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện về Việt Nam có thể đưa vào vận hành đến năm 2025 chỉ khoảng 1.977 MW, thấp hơn nhiều so với quy mô nhập khẩu theo biên bản ghi nhớ.
Vì vậy, EVN kiến nghị Bộ Công Thương thẩm định và trình Thủ tướng chủ trương nhập khẩu điện từ nhà máy điện gió Trường Sơn, bổ sung thêm quy hoạch các đường dây để thực hiện đấu nối, cũng như hướng dẫn cơ chế giá điện nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu theo đúng quy định.
Cụ thể, mức giá trần áp dụng cho điện gió nhập khẩu từ Lào về là 6,95 UScent/kWh. Mức giá trần nhập khẩu điện từ Lào được áp dụng với các nhà máy điện vận hành trước ngày 31/12/2025 và áp dụng trong cả đời dự án là 25 năm.
Mức giá này cũng được xác định tại biên giới Việt Nam, các bên có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và vận hành đường dây truyền tải ở mỗi nước đến biên giới.
Mức giá mua điện gió từ Lào về không quá 6,95 UScent/kWh này dựa trên báo cáo của Bộ Công thương với Thủ tướng Chính phủ về chủ trương nhập khẩu điện và đấu nối cụm điện gió Monsoon (Lào) với tổng công suất 600 MW.
Cụ thể, chủ đầu tư cụm điện gió Monsoon là Tập đoàn Impact Energy Asia Development đã có văn bản vào tháng 6 và tháng 7/2019, cam kết với EVN về giá bán điện của dự án không cao hơn khung giá đối với loại hình nhà máy thuỷ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định tại văn bản 241/TTg-QHQT (ngày 23/2/2019) về nguyên tắc và giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam là 6,95 UScent/kWh.
Mức giá điện gió mua từ Lào tối đa là 6,95 UScent/kWh cũng được chính Bộ Công thương cho là “đã đảm bảo hiệu quả cũng như lợi ích giữa các bên”.

-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính -
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" -
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế