-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Theo báo cáo của ADC, biên độ bán phá giá đối với thép cuộn nhập khẩu của Hòa Phát vào Australia chỉ là 0,7%. Theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Luật Thương mại Australia, các loại hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia này có biên độ bán phá giá thấp hơn 2% sẽ không bị coi là bán phá giá.
Trong vụ việc này, Tập đoàn Hòa Phát đã chủ động, tích cực phối hợp với phía ADC trong việc cung cấp tài liệu, làm rõ các thông tin liên quan. Ông Kiều Chí Công, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát, đầu mối xuất khẩu sản phẩm thép xây dựng của Hòa Phát khẳng định, Tập đoàn là doanh nghiệp thép lớn nhất của Việt Nam, sản xuất thép với công nghệ lò cao hiện đại, tự chủ về tài chính, quản trị sản xuất tốt nên giá thành sản phẩm cạnh tranh, không có chuyện bán phá giá vào bất kỳ thị trường nào.
Tại báo cáo nêu trên của ADC, Cơ quan điều tra Australia ra kết luận sơ bộ rằng Việt Nam không tồn tại tình trạng thị trường đặc biệt đối với ngành thép dây cuộn tại Việt Nam và đề nghị chấm dứt điều tra do mức thuế tính theo phương pháp thông thường là không đáng kể (0,7%).
ADC nhận thấy các doanh nghiệp sản xuất thép dây cuộn, trong đó có Hòa Phát không nhận được các khoản hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Việt Nam. Trên cơ sở đó, Ủy ban Chống bán giá Australia đề xuất chấm dứt cuộc điều tra thép dây dạng cuộn nhập khẩu do biên độ bán phá giá của tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam dưới 2% (biên độ phá giá tối thiểu) và hành vi phá giá của nhà xuất khẩu khác được xác định không gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất của Australia.
Vụ việc xuất phát từ yêu cầu điều tra của OneSteel, một nhà sản xuất thép của Australia đối với thép dây cuộn nhập khẩu. Sau đó ADC đã tiến hành điều tra các đơn hàng nhập khẩu trong khoảng từ 1/4/2016 đến 31/3/2017. Dự kiến, ADC sẽ ra phán quyết chính thức cuối cùng trong tháng 12/2017 về vụ việc này.
Cuối năm 2016, Ống thép Hòa Phát cũng chủ động tham gia vụ điều tra chống bán phá giá của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ với ống thép hàn các-bon của Việt Nam. Nhờ vậy, ống thép Hòa Phát không bị áp thuế khi xuất khẩu sang thị trường này.
Bản báo cáo các dữ liệu trọng yếu của ADC là tin vui với Hòa Phát nói riêng và các nhà xuất khẩu thép của Việt Nam nói chung, bởi Australia là thị trường khá tiềm năng. Từ đầu năm đến nay, Hòa Phát đã xuất khẩu sang Australia các loại thép cuộn rút dây, thép xây dựng với sản lượng khoảng 35.000 tấn.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"