-
SeABank được chấp thuận bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service -
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025 -
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu trong vài ngày tới -
SHB và Tasco ký kết hợp tác toàn diện
Ảnh minh họa của Duy Linh. |
Kết quả thi hành các vụ việc tín dụng ngân hàng đạt thấp so với cùng kỳ (giảm 2,35% về việc; giảm 2,61 % về tiền), trong khi các việc loại này chiếm đến 41,45% về tiền so với tổng số tiền phải thi hành của toàn quốc.
Thông tin trên được nêu tại báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến Kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực tư pháp, vừa được gửi tới Quốc hội.
Một trong những nhiệm vụ được Quốc hội giao tại nghị quyết này là xây dựng và ban hành cơ chế thi hành án hành chính (THAHC), tăng cường công tác phối hợp liên ngành, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc thi hành án dân sự (THADS), hành chính.
Kết quả, theo báo cáo, công tác THADS, nhất là trong việc xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế và án tín dụng, ngân hàng tiếp tục được lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt.
Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND cấp tỉnh chủ động phối hợp chặt chẽ với TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Ban Nội chính Trung ương để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến THADS, nhất là các vụ việc thi hành án lớn, phức tạp trong vụ án tham nhũng, kinh tế thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi.
Công tác theo dõi THAHC tiếp tục được quan tâm với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, nhiều bản án, quyết định có hiệu lực lâu năm đã được thi hành dứt điểm.
Về thi hành án dân sự, 8 tháng năm 2023 đã thi hành xong 324.518 việc, đạt tỉ lệ 61,12%, tăng 12,18% so với cùng kỳ năm 2022 (tương ứng đã thi hành xong 62.123 tỷ 865 triệu đồng, đạt tỉ lệ 29,42%; tăng 33,87% so với cùng kỳ năm 2022).
Với thi hành án hành chính, 6 tháng năm 2023 đã thi hành xong 216/897 bản án, quyết định (năm trước chuyển sang 563 bản án, quyết định), tăng trên 140% so với cùng kỳ năm 2022; đang tiếp tục thi hành 681 việc (trong đó, số bản án đã có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 356 bản án, số bản án chưa có quyết định buộc THAHC của Tòa án là 325 bản án).
Trong số các hạn chế được chỉ ra, Chính phủ cho rằng kết quả thi hành các vụ việc tín dụng ngân hàng đạt thấp so với cùng kỳ (giảm 2,35% về việc; giảm 2,61 % về tiền), trong khi các việc loại này chiếm đến 41,45% về tiền so với tổng số tiền phải thi hành của toàn quốc.
Trong một báo cáo riêng về công tác thi hành án được phát hành đầu tháng 9 năm nay, về kết quả thi hành án đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, Chính phủ cho biết, số việc phải thi hành là 39.523 việc với hơn 154.452 tỷ đồng.
Kết quả đã thi hành xong 3.568 việc, thi hành xong về tiền trên 15.637 tỷ. Số việc chưa có điều kiện chuyển số theo dõi riêng là 7.963 việc và hơn 24.053 tỷ đồng.
Kết quả thi hành các vụ việc tín dụng ngân hàng đạt thấp, theo Chính phủ, có nguyên nhân từ công tác phối hợp có nơi, có lúc chưa hiệu quả. Trong việc tổ chức thi hành án tín dụng ngân hàng vẫn còn tình trạng phản ánh của các cơ quan THADS với các tổ chức tín dụng (nhất là việc xác minh, thu giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất, phối hợp tìm biện pháp trong việc tổ chức thi hành án, chậm giải chấp tài sản thi hành án khi cơ quan THADS đã thi hành xong); phản ánh của các tổ chức tín dụng với cơ quan THADS (chậm tổ chức thi hành án, chậm kê biên tài sản bảo đảm).
Thời gian tới, Chính phủ cho biết sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án, nhất là các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng; các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Giải pháp tiếp theo là tăng cường phối hợp liên ngành từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Phối hợp chặt chẽ, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong tổ chức thi hành án, nhất là trong tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương; trong việc giải quyết các vụ việc trọng điểm, tham nhũng, kinh tế, phức tạp, kéo dài và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các cơ quan THADS.
-
SeABank được chấp thuận bán toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service -
Tổng cục Thuế đề nghị các ngân hàng khai và nộp thuế thay cho Agoda, Booking, AirBnb, Paypal -
Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường đầu năm 2025 -
Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch
-
Tín dụng bất động sản vẫn chảy vào doanh nghiệp -
Tiếp tục chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu trong vài ngày tới -
SHB và Tasco ký kết hợp tác toàn diện -
Chưa có hiện tượng tiền gửi "chạy" từ ngân hàng này sang ngân hàng khác -
Giải Eximbank Golf Tournament 2025 - Lần thứ 3 - Chạm vào những khoảnh khắc vàng -
Tín dụng năm 2024 tăng 15,08%, đã bơm ra nền kinh tế 2,1 triệu tỷ đồng -
Chinh phục lại mốc 100.000 USD, Bitcoin tăng giá 10% tuần đầu năm mới
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết