Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 31 tháng 08 năm 2024,
Thị trường bán lẻ sôi động nhờ doanh nghiệp cạnh tranh
Gia Hân - 29/08/2024 12:09
 
Trong "miếng bánh" bán lẻ trị giá trăm tỷ USD của Việt Nam hiện nay, các ông lớn như Central Retail, AEON vẫn chiếm lĩnh thị trường. Trong khi đó, các thương hiệu nội địa như Saigon Co.op, WinCommerce... cũng đang vươn mình.
Siêu thị Go! Dĩ An thuộc Central Retail. Ảnh: Gia Hân

 Doanh nghiệp ngoại tăng trưởng, chiếm lĩnh   

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước theo giá hiện hành tháng 7/2024 ước đạt 528,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này đến cuối năm.

Nhờ tiềm lực tài chính mạnh mẽ, sở hữu công thức xây dựng chuỗi bán lẻ thành công trên nhiều thị trường, các ông lớn ngoại luôn ở vị trí đầu trong doanh thu chuỗi bán lẻ tại Việt Nam.

Là một trong những nhà bán lẻ đa lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, kết quả kinh 6 tháng đầu năm 2024 của Central Retail tại thị trường Việt Nam ghi nhận doanh thu 132,4 tỷ bath, tương đương khoảng 96.900 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 5,3 tỷ baht, tương đương gần 4.000 tỷ đồng.   

Hệ sinh thái của tập đoàn này bao gồm Central Food Hall, Tops Market, Tops Daily, Tops Superstore, Tops Online, Family Mart, Go!, Mini Go!, Lan Chi Mart, Nguyễn Kim, Supersports, Come Home và Kubo…   

Ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail cho biết, tất cả các chuỗi siêu thị của thương hiệu này hiện có tới 95% sản phẩm của Việt Nam. Bởi vì theo đại diện chuỗi bán lẻ hàng đầu Thái Lan, Việt Nam có rất nhiều sản phẩm chất lượng tốt là đặc sản mà các quốc gia ưa thích như: dừa Bến Tre, vải Bắc Giang, xoài Cao Lãnh, cà phê…  

Central Retail cũng không giấu giếm tham vọng khi đặt mục tiêu đến năm 2027, doanh thu đạt 150 tỷ Baht (4,3 tỷ USD) và trở thành nhà bán lẻ thực phẩm đa kênh số 1 và số 2 về số lượng trung tâm mua sắm tại Việt Nam.    

Còn trong báo cáo tài chính gần nhất của AEON Mall, lợi nhuận của AEON tại Việt Nam đạt 1,3 tỷ yên (khoảng 162 tỷ đồng), chiếm gần 92% lợi nhuận khu vực Đông Nam Á và 35% thị trường nước ngoài (Trung Quốc, Indonesia, Campuchia).  

Thương hiệu này hiện vận hành 6 trung tâm thương mại gồm Hà Đông, Long Biên (Hà Nội), Lê Chân (Hải Phòng), Canary (Bình Dương) và Tân Phú, Bình Tân (TP.HCM) với tổng diện tích cho thuê 411.000 m2.   

Dự kiến nửa cuối năm 2024, AEON sẽ vận hành một trung tâm thương mại tại Huế với tổng diện tích mặt bằng là 86.000 m2. Với tổng mức đầu tư khoảng 169,67 triệu USD.  

Ngoài ra, thời gian tới cũng sẽ có thêm các trung tâm thương mại mang tên AEON tại Đồng Nai, TP. Cần Thơ.  

Nhờ lợi thế dồi dào nguồn cung nông sản, thực phẩm nội địa không chỉ AEON, mà các tập đoàn bán lẻ khác như Central Retail hay Lotte,… đều đang có kế hoạch mở rộng quy mô, tăng độ phủ tại Việt Nam nhằm tiếp tục thống lĩnh thị phần bán lẻ. 

 Doanh nghiệp nội vươn mình, cân lại thế cờ    

Thời gian gần đây, nhiều thương hiệu bán lẻ nội địa dần vươn mình, giành lại thị phần ngay tại sân nhà bị các đối thủ ngoại chiếm lĩnh. Đơn cử như, chuỗi siêu thị, cửa hàng của WinCommerce thuộc Masan Group sau thời gian tái cấu trúc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.    

Quý II/2024, WinCommerce ghi nhận doanh thu 7.844 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây à lần đầu tiên sau 10 năm hoạt động, nhà bán lẻ này đây đạt được lợi nhuận sau thuế dương.  

Bà Nguyễn Thị Phương, Tổng giám đốc WinCommerce chia sẻ, trong tháng 7 vừa qua, với tăng trưởng doanh thu LFL của cửa hàng minimart so với tháng 6 đạt mức 4%, WinCommerce đã tiếp tục mang về lợi nhuận ròng tháng thứ 2 liên tiếp, cho thấy cơ hội cải thiện biên lợi nhuận đáng kể trong quý 3 và bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận chung của Tập đoàn mẹ.  

Theo báo cáo Masan, trọng tâm chiến lược của WinCommerce trong nửa cuối 2024 là tiếp tục tập trung vào mục tiêu tối ưu lợi nhuận bằng cách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng LFL lên 8-9% so với cùng kỳ. Ttiếp tục tăng cường vị thế ở khu vực nông thôn với mô hình WinMart Rural.  

Bởi nhờ chiến lược mô hình đa dạng, khi chuỗi bán lẻ này phục vụ người tiêu dùng ở cả khu vực thành thị lẫn nông thôn. Giúp WinCommerce phủ rộng thương hiệu đến gần với người tiêu dùng trong nước và cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp ngoại. Và việc WinCommerce ghi nhận thị phần giá trị bán lẻ hiện đại đạt 25% và thị phần mạng lưới chiếm 50% minh chứng rõ cho điều này. 

Hay một cái tên nổi bật trong ngành bán lẻ nội địa là Saigon Co.op đã duy trì doanh số năm 2023 đạt gần 30.000 tỷ đồng. Với riêng, doanh số bán hàng trực tuyến đạt gần 1.702 tỷ đồng, tăng trưởng 20,7% so với cùng kỳ. 

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op chia sẻ, dù thị trường còn nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu khác nhưng doanh nghiệp này vẫn tập trung triển khai các chiến lược trọng điểm nhằm tăng trưởng tốt. Cụ thể là mục tiêu đạt 900 điểm bán và doanh thu năm 2024 tăng 7%.   

"Ông chủ" Circle K muốn mua lại nhà vận hành bán lẻ 7-Eleven
Couche-Tard, nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K, đã đề nghị mua lại Seven & i - một đối thủ có quy mô lớn hơn từ Nhật Bản và là chủ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư