Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Thiết bị làm việc từ xa đang là đích ngắm của tội phạm mạng
Hữu Tuấn - 28/08/2021 17:42
 
Trong thời đại làm việc từ xa, mã độc di động không chỉ lấy cắp dữ liệu cá nhân của cá nhân mà còn là bệ phóng cho một cuộc tấn công có chủ đích chống lại tổ chức,doanh nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn 382.578 cuộc tấn công di động nhắm tới người dùng ở Đông Nam Á, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù BYOD (Bring Your Own Device – sử dụng thiết bị cá nhân trong công việc) đã trở thành xu hướng từ trước đại dịch, nhưng từ năm 2020 khi các doanh nghiệp dần điều chỉnh cơ sở hạ tầng CNTT để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, xu hướng này đã phát triển theo cấp số nhân và nâng cao vai trò của người lao động đối với an ninh mạng của doanh nghiệp.

Kết quả một cuộc khảo sát do thực hiện vào năm 2020 cho thấy hơn 2/3 số người được hỏi đang sử dụng thiết bị cá nhân để làm việc tại nhà. Bên cạnh đó, người lao động cũng sử dụng công cụ làm việc của họ cho các hoạt động cá nhân như xem video và nội dung giáo dục, đọc tin tức và chơi trò chơi điện tử.

Phát hiện thú vị nhất là 33% trong số 6.017 người lao động được khảo sát trên toàn thế giới vào năm ngoái thừa nhận có sử dụng thiết bị văn phòng của họ để xem nội dung người lớn, một loại nội dung thường bị tội phạm mạng nhắm tới.

Các thiết bị làm việc từ xa đang là đích ngắm tội phạm mạng
Các thiết bị làm việc từ xa đang là đích ngắm tội phạm mạng

Dù máy tính xách tay vẫn là công cụ làm việc chính, nhưng từ trước đại dịch người lao động cũng đã sử dụng các thiết bị di động để truy cập email và các hệ thống phục vụ công việc. Một thông lệ đầy rủi ro nhưng khá phổ biến là chính những thiết bị cầm tay này cũng được sử dụng cho mục đích và sở thích cá nhân. Khi người lao động làm việc tại nhà thì xu hướng này càng trở nên phổ biến, vì vậy các doanh nghiệp nên rà soát lại các chính sách, quyền truy cập và thiết lập bảo mật để ngăn chặn tội phạm mạng xâm nhập vào mạng doanh nghiệp qua điện thoại thông minh bị nhiễm virus.

Mã độc di động là những phần mềm độc hại được đặc biệt phát triển để lây nhiễm các thiết bị di động bao gồm điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị thông minh khác. Mặc dù mã độc di động chưa thể so sánh được với các loại mã độc tấn công máy tính PC về số lượng hoặc độ phức tạp, nhưng các chuyên gia đang phát hiện ra ngày càng nhiều mã độc được thiết kế đặc biệt để lợi dụng các tính năng của điện thoại di động hoặc các điểm yếu an ninh của máy tính bảng.

Trong thời đại làm việc từ xa, mã độc di động không chỉ lấy cắp dữ liệu cá nhân của cá nhân mà còn có thể là bệ phóng cho một cuộc tấn công có chủ đích chống lại tổ chức,doanh nghiệp của người dùng.

Kể từ năm 2020, ở khu vực Đông Nam Á đã ngăn chặn không dưới 100.000 cuộc tấn công bằng mã độc di động mỗi quý. Số cuộc tấn công cao nhất được ghi nhận trong 3 tháng đầu năm 2021 là 205.995.

Các nước có số lượng các cuộc tấn công di động bị phát hiện cao nhất từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021, lần lượt là Indonesia, tiếp theo là Malaysia và Thái Lan. Indonesia cũng xếp hạng 3 về số lượng mã độc di động được phát hiện trong quý II năm 2021. Vị trí thứ 1 và 2 thuộc về Nga và Ukraine. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm vị trí thứ 4 và thứ 5.

Liên quan đến tỷ lệ người dùng bị mã độc di động tấn công, Malaysia đứng đầu với 4.42% người dùng trở thành mục tiêu trong nửa đầu năm, tiếp theo là Thái Lan (4.26%) và Indonesia (2.95%). Singapore theo sau với 2.83% người dùng di động bị loại mã độc này lây nhiễm. Cùng kỳ, Philippines và Việt Nam có tỷ lệ ảnh hưởng thấp nhất tương ứng là 2.27% và 1.13%.

Ba mối đe dọa di động phổ biến nhất ở Đông Nam Á bao gồm:

Trojan – chương trình độc hại thực hiện các hành động ngoài ý muốn của người dùng. Mã độc này xóa, chặn, sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu và làm gián đoạn hoạt động của máy tính hoặc mạng máy tính.

Trojan-Downloader – loại mã độc này tải xuống và cài đặt các phiên bản mới của các chương trình độc hại, bao gồm Trojan và AdWare, vào máy tính nạn nhân. Sau khi được tải xuống từ Internet, các chương trình độc hại này sẽ được khởi chạy hoặc được đưa vào danh sách các chương trình tự động chạy khi hệ điều hành khởi động.

Trojan-Dropper – các chương trình được thiết kế để bí mật cài đặt các chương trình độc hại đã được tích hợp trong mã của chúng vào máy tính của nạn nhân. Loại chương trình độc hại này thường lưu một loạt tệp vào ổ của nạn nhân và khởi chạy chúng mà không có bất kỳ thông báo nào (hoặc với thông báo giả về lỗi file nén, phiên bản hệ điều hành lỗi thời, v.v.).

Mã độc tống tiền, email và tin nhắn lừa đảo nhắm vào doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năm 2020, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hứng chịu 43% cuộc tấn công mạng, và thiệt hại trung bình là 184.000 USD và mất đến 6 tháng để hồi phục sau...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư