
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
Theo đó, tài khoản mang tên "Bộ Y tế" thiết lập dưới dạng tài khoản cá nhân, logo và tên tài khoản này đều sử dụng thông tin và hình ảnh của Bộ Y tế. Tài khoản này đã chủ động gửi tin nhắn với nội dung thông tin về tình hình dịch bệnh. Cùng với đó, chủ tài khoản còn đính kèm một file tài liệu dạng doc có tên “TỜ ĐƠN KHAI BÁO Y TẾ”, kèm lời khuyến nghị tới người nhận tin nhắn về việc phải khai báo y tế đầy đủ theo mẫu đơn này.
Theo các chuyên gia, đây là thủ đoạn nhằm cài cắm mã độc của kẻ lừa đảo. Khi tiến hành phân tích file tài liệu đính kèm, dù được chia sẻ dưới dạng file .doc, nhưng ruột của file tài liệu này có dạng .MHT.
Trong trường hợp người dùng tải về mở tập tin này, những dòng lệnh chứa trong file sẽ kích hoạt việc download file mã độc tại trang web netw-man****.com. Đây rõ ràng là một thủ đoạn nhằm cài cắm mã độc lên thiết bị của người dùng Zalo cả phiên bản web và trên ứng dụng.
![]() |
Tài khoản Zalo mạo danh Bộ Y tế mạo danh gửi mã độc nhằm chiếm thông tin, dữ liệu để trục lợi. |
Đây không phải là lần đầu các đối tượng mạo danh Bộ Y tế để lừa đảo.
Trước đó, ngày 29/7, Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC) cảnh báo hiện có một số trang web đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để giả mạo thông tin các tổ chức nhà nước để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng.
Trong đó, có 2 tên miền chính đang được các đối tượng lợi dụng là honapply.vn và miniboon.vn.
Các đầu số SIM rác sẽ gửi tin nhắn tới người dùng với nội dung yêu cầu truy cập trang web có giao diện giả mạo Bộ Y tế. Sau đó, kẻ gian buộc người dùng nhập thông tin bao gồm mật khẩu tài khoản ngân hàng để nhận trợ cấp xã hội.
Ngay khi phát hiện các trang web này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, NCSC đã phối hợp xử lý để gỡ bỏ. Đồng thời, NCSC khuyến cáo người người dân nên cảnh giác trước các thông tin có nội dung tương tự.
Để cập nhật thông tin từ Bộ Y tế, người dân cần truy cập đúng địa chỉ https://moh.gov.vn/.
Trung tâm NCSC đề nghị người dùng Internet khi phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo trực tuyến có thể chủ động thông báo, cảnh báo cho Trung tâm NCSC tại địa chỉ: https://canhbao.ncsc.gov.vn.
NCSC khuyến nghị người dùng Internet cần nâng cao cảnh giác để bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo đang ngày càng gia tăng. Các thủ đoạn lừa đảo thường thấy gồm: giả mạo thông tin của tổ chức y tế, giả mạo trang web liên quan đến COVID-19, lừa đảo liên quan đến nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ, đến hoạt động từ thiện, hoạt động đầu tư…

-
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi -
Doanh nghiệp công nghệ kỳ vọng cao vào Nghị quyết 68-NQ/TW -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây