-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đại biểu Phạm Văn Thịnh phát biểu tại phiên họp. |
Đó là thực tế được Ủy viên Ủy ban Kinh tế, đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) nêu khi Ủy ban Kinh tế thẩm tra các nội dung về kinh tế, xã hội, sáng 27/9.
Với tình hình năm 2023, đại biểu Thịnh nhận xét, nguồn điện cho miền Bắc chưa có giải pháp triệt để trong khi nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất, sinh hoạt khu vực này tăng cao mỗi năm.
Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn, và điều chỉnh chiến lược đầu tư vào miền Bắc.
Ông Thịnh phản ánh, khi tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài, họ bày tỏ nỗi sợ khi nhà máy bị mất điện, và ngạc nhiên về tình trạng thiếu điện ở miền Bắc. Đã xuất hiện nhà đầu tư chuyển hướng, di dời nhà máy vào miền Nam hoặc ra nước ngoài, vị đại biểu Bắc Giang cho hay.
Với kế hoạch năm 2024, ông Thịnh góp ý, cần đảm bảo nguồn điện cho miền Bắc, nhất là cho sinh hoạt, sản xuất.
Cần đưa ra các kịch bản “tác chiến” cụ thể, bởi không đủ điện thì khó phát triển, và muốn phát triển nhanh, bền vững và tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu thì thậm chí phải dư điện, thậm chí phải được dùng thoải mái thì mới hướng tới được tương lai 2045 trở thành nước công nghiệp phát triển.
Lưu ý như trên, ông Thịnh cho rằng, cần phát triển công nghệ lưu trữ điện, bởi phát triển và ứng dụng hệ thống lưu trữ điện sẽ giúp đạt được nhiều lợi ích, như giải quyết được thiếu điện ở miền Bắc, vận hành hệ thống điện được bù trừ ở các khu vực khác nhau và có sản xuất xanh ở nhiều lĩnh vực kinh tế.
Đại biểu Thịnh cho biết khi trao đổi với Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng thì được biết tập đoàn này đã nghiên cứu công nghệ này cách đây 10 năm, giúp giải quyết câu chuyện thiếu điện cho miền Bắc bằng cách vận hành các hệ thống trung tâm lưu trữ điện di động, lấy nguồn điện sạch, dư thừa các nơi khác để bù cho miền Bắc.
Đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế cho rằng, các tồn tại lớn của nền kinh tế thì nhiều, nhưng nhưng mỗi nhiệm kỳ, mỗi năm nện chọn để giải quyết một vài vấn đề lớn.
“Như về vấn đề độc quyền, tôi thấy ngành rõ ràng là điện, vì tất cả đều bám ông điện, ai cũng phải mua điện. Có phải độc quyền không?. Nhà nước độc quyền song không có nghĩa doanh nghiệp độc quyền. Trên thế giới bao nhiêu nước hình thành việc chuyển độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp”, ông Minh phát biểu.
Phản ánh cử tri rất “kêu” vì số lỗ của ngành điện, năm nay lên đến hơn 30.000 tỷ đồng, ông Minh cho rằng, lỗ do độc quyền bao nhiêu, do giá bán bao nhiêu, phải phân tích rõ.
“Chứ lỗ do nhà khách trong Sầm Sơn gì đó thì sao mà dân chịu. Ngành điện còn vấn đề 80 dự án điện làm ra rồi không cho phép thì lãng phí ai chịu, tiền xã hội cả, sao lại làm như thế”, ông Minh nêu vấn đề.
Cũng đề cập việc thiếu điện, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn nói, rất nhiều năm ổn định việc cung cấp điện, nhưng thời gian vừa rồi, đã có tình trạng bị thiếu điện. Việc cắt điện các khu công nghiệp vừa tạo ra chi phí, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, đồng thời tạo ra tâm lý e dè ở rất nhiều nhà đầu tư muốn mở rộng quy mô đầu tư. Hệ quả của việc thiếu điện ở phía Bắc là rất lớn, báo cáo chưa làm rõ yếu tố này. ông Tuấn nhận xét.
EVN cũng không thể khẳng định năm 2024 sẽ cân đối được đủ điện, nhất là trong hoàn cảnh thiếu nước thì sẽ phải đối diện với nguy cơ thiếu điện, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung hồi âm quan tâm của đại biểu.
Liên quan đến điện, trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ, ở lĩnh vực công thương, Chính phủ cho biết, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia tới 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch Điện VIII) đã được Thủ tướng phê duyệt vào cuối tháng 7. Kế hoạch thực hiện quy hoạch này đang được Bộ Công thương trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt, trong đó sẽ cụ thể hoá quy mô công suất, tiến độ các dự án theo từng địa phương.
Tuy nhiên, theo các cơ quan thẩm tra của Quốc hội, Quy hoạch Điện VIII được ban hành chậm hơn 2 năm so với yêu cầu tại Nghị quyết 134/2020. Việc này đã ảnh hưởng tới các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm (2021 - 2030), và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021-2025).
Tiến hành thẩm tra, ác cơ quan của Quôc hội cho rằng, cơ chế giá bán lẻ điện hiện nay chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường điện, không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào cũng như khan hiếm cung - cầu điện, chưa được hình thành theo từng khu vực địa lý. Cụ thể, khung pháp lý cho việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) vẫn chưa hoàn thiện. Các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy “giá FIT” gặp nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh.
Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật về giá điện còn bộc lộ một số bất cập, như về yêu cầu về việc luật hóa cơ chế điều chỉnh giá điện cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi. Hiện chưa có quy định về giá phân phối điện, “giá phân phối điện” sẽ do Nhà nước điều tiết tương tự “giá truyền tải điện”; phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện và trách nhiệm kiểm tra trước khi các bên ký hợp đồng (tiền kiểm); vấn đề tính đúng, tính đủ và lợi nhuận hợp lý của các đơn vị điện lực. Hay thẩm quyền ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện và vấn đề trong điều hành giá bán lẻ điện cũng còn bất cập.
Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện, có tính đến quá trình thực hiện trong thời gian vừa qua và phải phù hợp với giai đoạn sắp tới. Việc điều chỉnh giá phải bảo đảm điều hành minh bạch, không gây ảnh hưởng lớn, đột ngột và tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân.
Về các giải pháp đảm bảo cung ứng điện, Thường trực Ủy ban Kinh tế lưu ý cần đẩy nhanh triển khai các giải pháp cần thiết để bảo đảm cung ứng điện mùa khô cuối năm 2023; đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn, lưới đang triển khai để kịp thời đưa vào vận hành. Công tác kiểm tra, bảo dưỡng để duy trì vận hành ổn định lưới điện truyền tải cũng cần được tăng cường; và Chính phủ cần sớm đưa ra cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu