
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học
Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên diễn ra mới đây đã ghi nhận gần 4 năm nỗ lực thực hiện bản ghi nhớ về việc phối hợp chỉ đạo thực hiện các chương trình tín dụng chính sách giữa Ban Chỉ đạo Tây Nguyên với Ngân hàng Chính sách xã hội. Đây được coi là một trợ lực giúp Ngân hàng thực thi hiệu quả hơn Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên được khởi động từ đầu năm 2012.
Bản ghi nhớ quan trọng
Thời điểm trước năm 2012, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại vùng Tây Nguyên là 11.394 tỷ đồng (chiếm 11% dư nợ của toàn quốc). Trong đó, số nợ quá hạn gần 175 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,54%, cao hơn bình quân chung toàn quốc, điển hình là Kon Tum với 2,61%... Mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn nhiều nơi còn yếu kém, hoạt động không hiệu quả, lãi tồn đọng lớn....
![]() |
Nhờ có đồng vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội mà nhiều hộ dân ở Tây Nguyên đã thoát nghèo, có của ăn của để. |
Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên đã góp phần đưa chất lượng tín dụng chính sách vùng Tây Nguyên thay đổi căn bản. Tính đến cuối năm 2016, nợ xấu đã giảm đi một nửa, chỉ còn 75 tỷ đồng, chiếm 0,39% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn 44,6 tỷ đồng (chiếm 0,23% tổng dư nợ), nợ khoanh 30,5 tỷ đồng (chiếm 0,16% tổng dư nợ), thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc.
Từ chỗ là hộ nghèo năm 2012, đến nay, nhờ có vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình vợ chồng Y Dôi Byă và H’Trưk Bkrông ở buôn Buôr, xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã đầu tư hơn 500 gốc cà phê, dựng nhà mới và phát triển chăn nuôi thêm 3 con bò.
Là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn của buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk, bà Nguyễn Thị Đào rất thấm những hiệu quả mà đồng vốn tín dụng chính sách mang lại. Tại buôn Hring, người dân theo đạo công giáo hiền lành, chất phát, nhưng khổ cái là nhiều con, nên cái nghèo, cái đói khó qua, nếu không có nguồn vốn tín dụng chính sách.
“Cả thôn có 58 hộ, thì hiện còn 52 hộ vay vốn. Nguồn vốn tín dụng cùng những hỗ trợ người dân trong trồng trọt, chăn nuôi đang dần thay đổi ý thức của các hộ, thay vì chỉ làm đủ ăn, thì đã tính tới chuyện tích luỹ, phát triển kinh tế hàng hoá”, bà Đào chia sẻ.
Thành quả đáng mừng
Là một trong 3 khu vực mà Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung ưu tiên nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, Tây Nguyên có tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng hằng năm là 12,7% (so với tăng trưởng dư nợ bình quân chung toàn quốc là 10,4%).
Tổng doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách tại vùng Tây Nguyên từ khi ngân hàng Chính sách xã hội đi vào hoạt động đến hết năm 2016 là 42.353 tỷ đồng, với 2.891.297 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến hết năm 2016 đạt 18.769 tỷ đồng (tăng 6.375 tỷ đồng so với năm 2011), chiếm 11,92% tổng dư nợ trong toàn hệ thống, với 926.618 khách hàng còn dư nợ.
Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội
Vốn tín dụng chính sách đầu tư tại Tây Nguyên thời gian qua đã góp phần giúp 407.157 hộ thoát nghèo; tạo điều kiện cho hơn 276.509 học sinh, sinh viên nghèo được đến trường; tạo việc làm cho 189.976 lao động; xây dựng, cải tạo 66.704 nhà ở cho hộ nghèo; xây dựng 636.903 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn; giúp cho 5.074 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Những kết quả trên đã góp phần đáng kể đưa tỷ lệ hộ nghèo của khu vực Tây Nguyên theo chuẩn giai đoạn 2011 - 2015 giảm từ 18,92% (năm 2011) xuống còn 8,5%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 18%. Kết quả là vậy, song khảo sát cho thấy, nhu cầu của người nghèo còn rất lớn trong khi nguồn lực nhà nước còn có hạn; chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn chưa đồng đều; một vài nơi cấp ủy, chính quyền cơ sở còn thiếu quyết liệt trong công tác xử lý, thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng và nợ bị chiếm dụng...
Thời gian tới, Tây Nguyên vẫn được xác định là một trong 3 khu vực trọng điểm cần phải tập trung vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, với mục tiêu dự kiến tăng trưởng dư nợ hằng năm khoảng 10 - 12%, 100% các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách và tiếp cận các dịch vụ khác do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành
-
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội -
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower