Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Thông điệp cứng rắn về tỷ giá
Hà Tâm - 24/12/2013 12:16
 
Một năm “bình yên” với tỷ giá sắp khép lại và những đồn đoán, kỳ vọng về mức điều chỉnh tỷ giá cho năm 2014 bắt đầu xuất hiện. Thế nhưng, chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về ổn định tỷ giá, yêu cầu tỷ giá năm 2014 chỉ biến động 1 - 2% đã khiến giới đầu cơ tỷ giá không còn đất sống.    

Việc công khai mức độ điều chỉnh tỷ giá ngay từ khi năm mới chưa bắt đầu cho thấy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn kiên định cách điều hành “lật bài ngửa” như năm 2013.

Tỷ giá, kìm giữ tỷ giá
Năm 2014, mục tiêu kìm giữ tỷ giá trong biên độ 1 - 2% không phải khó

Dù tại một số thời điểm nhất định, tin đồn vẫn gây “sóng” trên thị trường ngoại hối, nhưng nhờ kiên định thực hiện mục tiêu, kịp thời lên tiếng bác bỏ tin đồn, NHNN đã tạo được niềm tin của thị trường với chính sách tỷ giá.

Nhờ vậy, tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, hoạt động của thị trường tự do dần thu hẹp. Quan trọng hơn, doanh nghiệp yên tâm xây dựng được kế hoạch kinh doanh ngay từ đầu năm.

Không những ngăn chặn được tâm lý đầu cơ tỷ giá, một loạt chính sách của NHNN, như giảm trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, hạn chế cho vay ngoại tệ, giảm lãi suất huy động bằng ngoại tệ, khẳng định quyết tâm chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ… đã khiến ngoại tệ ngày càng kém hấp dẫn trong mắt người dân. Tín dụng bằng ngoại tệ sụt giảm mạnh cũng khiến hiện tượng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ không còn.

Có thể nhận định rằng, với những biện pháp hợp lý nhưng quyết liệt này của NHNN, sang năm 2014, mục tiêu kìm giữ tỷ giá trong biên độ 1 - 2% không phải khó. Thậm chí, Việt Nam sẽ chấm dứt được tình trạng đô-la hóa trước thời hạn đề ra vào năm 2020.

Có thể nói, việc đưa ra thông điệp ổn định tỷ giá là một trong những điểm sáng của chính sách tiền tệ. Việc kiên định thực hiện mục tiêu này của NHNN cũng đã tạo được niềm tin của các nhà đầu tư vào ổn định kinh tế vĩ mô và niềm tin vào tiền đồng, giúp nợ công của Việt Nam không bị tăng cao, đồng thời cải thiện dự trữ ngoại hối…

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, tỷ giá thật đang có sự dịch chuyển. Minh chứng rõ nhất là hàng hóa nhập khẩu đang rẻ đi, trong khi hàng hóa trong nước đắt lên. Việc “neo” tỷ giá quá lâu trong khi nhiều nước trên thế giới đã điều chỉnh tỷ giá không chỉ khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam thua ở sân khách, mà còn có nguy cơ mất cả sân nhà, do giá hàng hóa sản xuất trong nước đắt đỏ hơn.

Điều dễ nhận thấy nữa là, NHNN luôn đề cập sự linh hoạt và ổn định trong điều hành tỷ giá, song trên thực tế, yếu tố linh hoạt chưa được sử dụng nhiều.

Dĩ nhiên, ổn định tỷ giá là cần thiết, nếu có lợi cho nền kinh tế. Song để khẳng định việc treo tỷ giá những năm gần đây là có lợi, đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần bắt tay điều tra, nghiên cứu một cách kỹ càng mặt lợi và mặt hại. Đây cũng là cơ sở để chấm dứt những đồn đoán, xáo trộn tâm lý về tỷ giá thời gian tới, đồng thời khẳng định thêm tính xác thực trong chính sách điều hành tỷ giá.

Sếp NHNN tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá
  Trả lời về việc tỷ giá có dấu hiệu nóng lên thời gian gần đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng khẳng định, tỷ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư