-
Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam -
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên -
Bình Định thu hút dự án đầu tư đầu tiên trong năm 2025 -
Ưu đãi thực sự vượt trội cho công nghiệp bán dẫn
Phiên họp chiều ngày 28/11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Chiều ngày 28/11, tiếp tục phiên họp thứ 17, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương.
Trình bày tờ trình nội dung này, ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Quốc hội quyết định tổng dự toán vay của các địa phương năm 2022 là hơn 28.636 tỷ đồng, trong đó, dự toán vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 18.482 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/8/2022, có 15 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại, 1 địa phương đề nghị trả nợ trước hạn. Điều này dẫn đến thay đổi mức vay, trả nợ của từng địa phương so với mức Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội phê duyệt.
Cụ thể, 8 địa phương (Hải Dương, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Nam Định, Trà Vinh) đề nghị tăng dự toán vay lại, với tổng số đề xuất tăng hơn 234,8 tỷ đồng.
7 địa phương (Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Quảng Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa) có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị giảm dự toán vay lại, với tổng số tiền đề nghị giảm là hơn 1.547 tỷ đồng. Tỉnh Bắc Kạn đề nghị trả nợ vay lại trước hạn hơn 33,6 tỷ đồng.
Với mức điều chỉnh số vay, trả nợ trên, theo Chính phủ, thì tổng mức vay và mức bội chi của ngân sách địa phương vẫn nằm trong hạn mức đã được Quốc hội phê duyệt.
Theo đó, dự toán vay của các địa phương là gần 27.324 tỷ đồng (giảm gần 1.313 tỷ đồng), bội chi ngâ sách địa phương là hơn 23.851 tỷ đồng (giảm hơn 1.330 tỷ đồng).
“Không địa phương nào vượt hạn mức dư nợ cho phép theo Luật Ngân sách nhà nước”, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định.
Theo Chính phủ, với các địa phương đề nghị tăng dự toán vay lại, trả nợ dẫn đến tăng dự toán vay, trả nợ của địa phương nói chung thì việc điều chỉnh tăng mức vay, trả nợ của từng địa phương năm 2022 cần được báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Còn với các địa phương không sử dụng hết dự toán vay của địa phương, Luật Ngân sách Nhà nước không yêu cầu phải báo cáo Quốc hội, trừ trường hợp cần điều chỉnh giảm dự toán ở địa phương này để tăng địa phương khác có nhu cầu.
Vì vậy, Chính phủ đề nghị chấp thuận đề xuất tăng dự toán vay (tăng dự toán vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ) năm 2022 của 8 địa phương; giao các địa phương này “cam kết giải ngân hết toàn bộ số vốn được điều chỉnh tăng dự toán để tránh lãng phí”.
Chính phủ cũng đề nghị chấp thuận cho 7 địa phương giảm dự toán vốn vay lại năm 2022. Với Bắc Kạn thì Chính phủ đề xuất tăng dự toán chi trả nợ gốc để tỉnh có căn cứ thực hiện trả nợ trước hạn.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra nội dung Chính phủ trình) Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến Ủy ban cho rằng nội dung Chính phủ trình về điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 là thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước, vì vậy, Chính phủ cần trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Một số ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh không làm vượt mức bội chi NSNN và bội chi ngân sách địa phương đã được Quốc hội quyết định, trong quá trình điều hành ngân sách, việc giảm bội chi NSNN là tích cực; bên cạnh đó, một số trường hợp cụ thể, việc điều chỉnh là cần thiết để kịp thời giải ngân. Do đó, có thể áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 52 của luật Ngân sách Nhà nước, theo đó, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội sau.
Riêng đối với trường hợp của tỉnh Bắc Kạn, đa số ý kiến Ủy ban cho rằng, kiến nghị của địa phương là theo công văn của tỉnh từ ngày 15/4, đến nay mới điều chỉnh sẽ khó khả thi; bên cạnh đó, việc điều chỉnh cần trình Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép điều chỉnh theo khoản 2 Điều 52 của luật Ngân sách Nhà nước để địa phương sử dụng nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả.
Ủy ban thẩm tra kiến nghị thực hiện theo đúng thẩm quyền, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh dự toán NSNN theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Chính phủ cần đánh giá kỹ và chịu trách nhiệm về việc giải ngân khi đề nghị điều chỉnh.
Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình nội dung trên tại kỳ họp bất thường, dự kiến vào đầu tháng 1/2023.
-
Dự án hạ tầng du lịch ven biển Quảng Trị sắp về đích -
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên -
Bệnh viện Bạch Mai 2, Việt Đức 2 dự kiến hoạt động trong năm nay -
Bình Định thu hút dự án đầu tư đầu tiên trong năm 2025 -
Ưu đãi thực sự vượt trội cho công nghiệp bán dẫn -
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party