-
Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình vụ “đất vàng” 152 Trần Phú của Vinataba -
TP.HCM chỉ ra hàng loạt khe hở trong phòng, chống tham nhũng tại doanh nghiệp ngoài nhà nước -
Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Khởi tố loạt cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ -
Thu giữ thêm 100 tỷ đồng trong vụ lừa đảo của TikToker Mr Pips Phó Đức Nam -
Xét xử vụ Oanh Hà: Viện Kiểm sát đề nghị án tử hình đối với 28 bị cáo -
Quảng Ngãi chấn chỉnh thiếu sót, vi phạm tại loạt dự án sau kết luận thanh tra
15.300 lít cồn công nghiệp được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vécni đã được mua để pha chế rượu nếp 29 Hà Nội.
Nguyên giám đốc Nguyễn Duy Vường và những chai rượu độc. |
Số cồn trên được mua từ Lưu Thị Thu Hà ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Tuy nhiên, đối tượng Hà cũng chỉ là người môi giới để công ty Vường mua lại của một Công ty TNHH Hoá chất khác.
Trước đó, rượu nếp 29 Hà Nội đã làm chết 6 người và hàng chục người nguy kịch. Ngày 10/12, ông Nguyễn Duy Vường - 46 tuổi, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu 29 Hà Nội (có trụ sở tại Q.Long Biên, TP.Hà Nội) đã bị cơ quan công an bắt để phục vụ điều tra.
Theo cơ quan chức năng, lô rượu nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10 có độc tố methanol gấp 2 nghìn lần ngưỡng cho phép.
Tại cơ quan điều tra, ông Nguyễn Duy Vường khai nhận: Lô rượu nếp 29 Hà Nội sản xuất ngày 12/10 có độc tố là do quá trình sản xuất pha chế nhầm từ cồn thực phẩm sang cồn công nghiệp.
Cũng theo ông Vường, lô cồn thực phẩm thường được đơn vị nhập từ một đơn vị bên ngoài về để chế biến, sản xuất ra rượu. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do bản thân ông Vường đã không kiểm soát quá trình nhập cồn vào để pha chế rượu dẫn đến nhập “nhầm” cồn công nghiệp thay vì nhập cồn thực phẩm.
Theo quy trình thì sau khi sản xuất rượu xong phải kiểm tra lại nồng độ Methanol rồi mới đóng chai. Tuy nhiên, khâu này đã bị bỏ qua nên mới có rượu độc được bán ra thị trường.
2 loại cồn này đều chung công thức hóa học, là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước, dễ bay hơi, dễ cháy rất khó phân biệt. Cồn thực phẩm nồng độ tiêu chuẩn thường là 98% và loại bỏ hoàn tạp chất nên dùng để sản xuất rượu, đồ uống có cồn, nước ướp gia vị, chiết xuất dược liệu, pha chế thuốc, vệ sinh, sát trùng, mỹ phẩm…
Còn cồn công nghiệp thì vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn tạp chất, nồng độ của nó thường dao động khoảng 95%, trong đó 5% có thể là methanol hoặc cồn ipa. Cồn công nghiệp chủ yếu được dùng trong công nghiệp in, công nghiệp điện tử, dệt may, chế phẩm đánh bóng vécni…
Do giá thành rẻ nên có rất nhiều người đã vì lợi nhuận mà pha vào rượu đem bán, đặc biệt là ở nước ta thời gian qua có rất nhiều người tử vong do tính chất độc hại trong cồn công nghiệp gây ra.
Nam Anh (Vtcnews)
-
Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình vụ “đất vàng” 152 Trần Phú của Vinataba -
TP.HCM chỉ ra hàng loạt khe hở trong phòng, chống tham nhũng tại doanh nghiệp ngoài nhà nước -
Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Khởi tố loạt cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ -
Thu giữ thêm 100 tỷ đồng trong vụ lừa đảo của TikToker Mr Pips Phó Đức Nam
-
Xét xử vụ Oanh Hà: Viện Kiểm sát đề nghị án tử hình đối với 28 bị cáo -
Quảng Ngãi chấn chỉnh thiếu sót, vi phạm tại loạt dự án sau kết luận thanh tra -
Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn “xe dù” tại Cảng Hàng không Chu Lai -
Xét xử vụ Oanh Hà: Đồng phạm khai nhận; "bà trùm" phủ nhận cáo trạng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn II: Muôn kiểu ăn chia, trục lợi -
Ninh Thuận xử lý 8 trụ sở, công sở không sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả -
Nở rộ lừa đảo đầu tư tài chính trực tuyến
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?