
-
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper: Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Phòng
-
Quảng Ngãi chuẩn bị hàng chục khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao
-
Hưng Yên đón làn sóng hợp tác mới từ Thái Lan
-
Đầu tư 4.927,9 tỷ đồng xây tuyến đường TP. Thái Bình - Hưng Hà - Hưng Yên
-
Trao chứng nhận đăng ký đầu tư Khu công nghiệp Trấn Dương - Hòa Bình -
Nâng tổng vốn đầu tư dự án Kim Long Motor Huế lên hơn 25.000 tỷ đồng
Đây là khẳng định của ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban quản lý đường sắt về kế hoạch thông tuyến giai đoạn I, Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Yên Viên – Lào Cai.
“Dự án sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến tỉnh Vân Nam và ngược lại, đặc biệt là vận tải container; thúc đẩy phát triển du lịch, giảm áp lực giao thông đường bộ. Hơn thế nữa, sau khi thông tuyến, năng lực vận tải hàng hóa tăng lên một cách đáng kể, khắc phục cơ bản tình trạng quá tải vốn đã tồn tại từ lâu trên tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai”, ông Thành đánh giá.
![]() |
Là công trình trọng điểm của ngành đường sắt, Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Yên Viên – Lào Cai khởi công từ tháng 12/2011 và được phân làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I của Dự án bao gồm các hạng mục: cải tuyến 4 km đường sắt có bán kính đường cong nhỏ; nâng cấp thay ray, tà vẹt 180 km đường sắt; xây dựng 10 cầu mới và cải tạo 43 cầu cũ; cải tạo, kéo dài và thêm đường ga cho 12 ga đảm bảo đón, gửi các đoàn tàu dài; xây mới, cải tạo nhiều cống và công trình thoát nước và gia cố bảo vệ mái taluy, xử lý sụt trượt một số đoạn tuyến.
Tổng mức đầu tư giai đoạn I của Dự án là 166,46 triệu USD, tương đương 3.434 tỷ VNĐ, bao gồm vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển Châu Á - 60 triệu USD, vốn vay Cơ quan phát triển Pháp là 32 triệu Euro; vốn vay của Tổng vụ Ngân khố Pháp (DGTresor) là 31 triệu Euro và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 16,71 triệu USD.
Theo ông Thành, việc hoàn thành giai đoạn 1, Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển vận tải đường sắt tuyến phía Tây nói riêng và hệ thống đường sắt cả nước nói chung.
Cụ thể, năng lực tuyến sau khi hoàn thành việc cải tạo nâng cấp sẽ cho phép Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khai thác 23 đôi tàu /ngày đêm trên đoạn Việt Trì – Yên Bái, 33 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Yên Bái – Phố Lu, 17 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Phố Lu – Lào Cai, đồng thời xóa bỏ hầu hết các điểm xung yếu gây mất an toàn trên tuyến và rút ngắn thêm 40 phút chạy tàu từ Hà Nội đến Lào Cai.
Nếu hoàn thành đồng bộ Dự án, tuyến đường sắt phía Tây này sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải với mục tiêu 5 triệu hành khách/năm và 7,5 triệu tấn hàng hóa/năm, rút ngắn thời gian chạy tàu trên tuyến khoảng 90 phút và cho phép nâng cao hơn nữa năng lực khai thác, tần suất chạy tàu ngày đêm trên các cung đoạn Yên Viên – Việt Trì - Tiên Kiên - Yên Bái - Phố Lu - Lào Cai.
-
Trao chứng nhận đăng ký đầu tư Khu công nghiệp Trấn Dương - Hòa Bình -
Nâng tổng vốn đầu tư dự án Kim Long Motor Huế lên hơn 25.000 tỷ đồng -
Thu hút nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính quốc tế -
TP.HCM: Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng bế tắc vì giá bồi thường leo thang -
TP.HCM hút vốn tư nhân nhờ hình thức BT mới -
Việt Nam - Kazakhstan hợp tác phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM -
Hải Phòng hút dòng vốn đầu tư hơn 15,6 tỷ USD - điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2