Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Thót tim, may mắn VN-Index đóng cửa vẫn cao nhất ngày
Hải Trần - 20/09/2022 17:45
 
Kết phiên, VN-Index tăng 13,5 điểm (1,12%) lên 1.218,93 điểm, so với mức thấp nhất trong ngày thì chỉ số này tăng đến 19 điểm. Diễn biến này chỉ thực sự đảo chiều khi bước vào phiên chiều.

Trong phiên buổi sáng, nhà đầu tư có tâm lý chán nản khi thị trường giảm điểm, số lượng cổ phiếu giảm gấp 3 lần số cổ phiếu tăng giá. Chỉ số VN-Index đi ngược dòng chứng khoán thế giới một cách tiêu cực, trong khi chứng khoán châu Á và Australia vẫn xanh mướt. 

Trong cả phiên sáng, chỉ có 5.166 tỷ đồng rót vào sàn HoSE, nếu không có sự hồi phục trong phiên chiều, thị trường có thể có một phiên giao dịch dưới 10.000 tỷ đồng. 

Tổng giá trị khớp lệnh cả phiên đạt 11.157,3 tỷ đồng, giảm 33% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 36% và đạt 9.559 tỷ đồng. 

Toàn sàn có 309 mã tăng, 120 mã giảm và 81 mã đứng giá. Hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 334 tỷ đồng phiên khớp lệnh định kỳ sàn HoSE. Trên HNX, có 121 mã tăng, 62 mã giảm và 58 mã đứng giá, chỉ số HNX-Index dừng ở 266,91 điểm, tăng 2,66 điểm.

Đây có thể xem là một phiên nhiều cảm xúc. Nếu như trong phiên sáng, VN30 phân hoá mạnh, biến động biên độ hẹp, thì phiên chiều đồng loạt khởi sắc với 25 mã tăng, chỉ có NVL, VRE, KDH giảm nhẹ, TCB và PLX tham chiếu. Tăng tích cực nhất có SSI tăng đến 4%, BID tăng 2,8%, GVR tăng 2,6%, BVH tăng 2,4%, CTG tăng 2%, STB tăng 2,5%.

Thanh khoản lớn nhất trong nhóm vốn hoá lớn vẫn đến từ POW khớp 14,2 triệu đơn vị, SSI khớp 14,1 triệu đơn vị, VPB khớp 12,5 triệu đơn vị…

Nhóm chứng khoán cũng đồng loạt khởi sắc, VDS tăng 5,7%, BSI tăng 3,4%, CTS tăng 3,3%, VIX tăng 3,1%, HCM tăng 2,4%…Trong đó VND dẫn đầu thanh khoản toàn sàn HOSE với khối lượng khớp 16,3 triệu đơn vị. 

Nhóm hoá chất tăng tốt với HCD tăng trần 6,8%, DCM tăng 4,5%, DRC tăng 4,1%, DPM tăng 3,5%, BFC 2,8%….

Nhóm thép cũng đảo chiều, trong khi bất động sản và khu công nghiệp có vài cổ phiếu đáng chú ý như DXG tăng 3,5%, QCG tăng 3,7%, SCR tăng 4,4%, VGC tăng 4,7%, KBC tăng 3,9%….

Diễn biến nhóm cổ phiếu Louis Holding tiêu cực, với TGG nằm sàn, khớp 1,33 triệu đơn vị, BII và VKC tương tự, khớp 1,78 triệu đơn vị và 1,07 triệu đơn vị.

Một cổ phiếu có diễn biến tăng giảm mạnh đáng chú ý khác là KPF, sau chuỗi ngày tăng trần lên vùng 21.500 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu này đang có chuỗi ngày sàn. Phiên hôm nay tiếp tục sàn về 14.550 đồng/cổ phiếu, chỉ có gần 69.000 đơn vị. 

Trong khi thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư cá nhân dè dặt, thì khối ngoại hoạt động tích cực với giá trị mua ròng lên đến 575 tỷ đồng, gấp 4 lần phiên liền kề. Tập trung mua chính trên HoSE, khối này mua ròng 18,89 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 573,14 tỷ đồng. 

Mã được mua ròng mạnh nhất về giá trị là DGC hơn 54 tỷ đồng, nhưng mua ròng nhiều nhất về khối lượng thuộc về HPG 2,35 triệu đơn vị, tương ứng mua ròng 53,64 tỷ đồng. 

Cặp đôi cổ phiếu VHM và VIC cũng được mua ròng lần lượt 53,43 tỷ đồng và 36,82 tỷ đồng. 

Chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng mạnh 3,28 triệu đơn vị, tương ứng 85,26 tỷ đồng. 

Thao túng chứng khoán, Chủ tịch Louis Holdings trục lợi 153 tỷ đồng
Chủ tịch Công ty CP Louis Holdings thừa nhận hành vi thao túng thị trường chứng khoán với (mã BII và TGG), thu lời bất chính hơn 153 tỷ đồng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư