Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 18 tháng 09 năm 2024,
Thu hút FDI Nghệ An nằm trong nhóm 10 địa phương cao nhất nước
Việt Hương - 27/11/2022 08:01
 
Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, với tổng vốn cấp mới và điều chỉnh là 935,22 triệu USD.

Thu ngân sách Nghệ An đạt trên 20.000 tỷ đồng

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) Nghệ An ước đạt 9,05%; thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 20.350 tỷ đồng, tăng 35,7% so với dự toán và bằng 101,8% so với thực hiện năm 2021. Số liệu này vừa được UBND tỉnh Nghệ An đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2022.

Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 của UBND tỉnh Nghệ An, mặc dù bị tác động bởi nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An vẫn đạt những kết quả rất tích cực. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực với 27/28 chỉ tiêu chủ yếu dự kiến hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra.

Dự kiến trong năm 2022, có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 2 huyện Đô Lương và Diễn Châu đang hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương thẩm định huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14%; Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt trung bình 62,94%. Tổng lượt khách lưu trú dự kiến đạt 4,45 triệu lượt, doanh thu du lịch dự kiến đạt 5.670 tỷ đồng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 2,490 tỷ USD, tăng 2,55% so với năm 2021, trong đó, xuất khẩu hàng hóa 2,168 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm 2021.

Một số công trình, Dự án trọng điểm mang tính “nút thắt” của tỉnh như Cảng nước sâu Cửa Lò, nâng cấp Sân bay Vinh... chuyển động vẫn chậm; số thu ngân sách tuy đạt cao nhưng cơ cấu thu từ tiền đất còn khá cao; nợ thuế vẫn còn cao.
Thường trục Tỉnh uỷ Nghệ An lưu ý một số công trình, dự án trọng điểm mang tính “nút thắt” của tỉnh như Cảng nước sâu Cửa Lò, nâng cấp Sân bay Vinh... chuyển động vẫn chậm; số thu ngân sách tuy đạt cao nhưng cơ cấu thu từ tiền đất còn khá cao; nợ thuế vẫn còn cao.

Thu ngân sách ước thực hiện 20.350 tỷ đồng, vượt 35,7% so với dự toán, trong đó, thu nội địa ước đạt 19.000 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 1.350 tỷ đồng. Chi ngân sách ước cả năm 2022 đạt 32.543 tỷ đồng.

Về nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh Nghệ An quản lý đã giải ngân hơn 3.054 tỷ đồng, đạt 41,03% tổng kế hoạch. Các công trình trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ, hạ tầng Khu Kinh tế Đông Nam tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ.

Tuy nhiên, về kinh tế - xã hội, theo Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý, đã lưu ý, cần khắc phục một số hạn chế như: Việc triển khai 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia còn chậm, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, còn có những nguyên nhân chủ quan chẳng hạn quá trình phân bổ danh mục dự án còn chậm.

Một số công trình, dự án trọng điểm mang tính “nút thắt” của tỉnh như Cảng nước sâu Cửa Lò, nâng cấp Sân bay Vinh... chuyển động vẫn chậm; số thu ngân sách tuy đạt cao nhưng cơ cấu thu từ tiền đất còn khá cao; nợ thuế vẫn còn cao.

Cùng với đó, Bí thư Thái Thanh Quý cũng lưu ý tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản, dự án chậm tiến độ, chuyển đổi số, cải cách hành chính…

Trước đó, ngày 24/11 Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã thẩm tra các báo cáo, dự thảo Nghị quyết do UBND tỉnh này trình kỳ họp thứ 11.

Qua thẩm tra, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất thông qua 3 báo cáo trên của UBND tỉnh để trình kỳ họp thứ 11 của HĐND tỉnh xem xét.

Trong đó, có mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường gắn với các nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu năm 2023: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9-10%; thu ngân sách Nhà nước 15.857 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu 2,870 tỷ USD; tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội 106.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người 56-57 triệu đồng; kế hoạch nguồn vốn đầu tư công hơn 9.033 tỷ đồng…

Điểm sáng dòng vốn mới

Theo UBND tỉnh Nghệ An, thu hút đầu tư là điểm sáng rõ nét trong bức tranh kinh tế của Nghệ An.

Tính đến ngày 15/11/2022, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp mới 92 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 28.390,9 tỷ đồng; điều chỉnh 98 lượt dự án (trong đó, điều chỉnh tổng vốn đầu tư 33 lượt dự án, với tổng mức đầu tư tăng 13.224 tỷ đồng). Tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh 41.614,9 tỷ đồng, tăng 50,91% so với cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, trong năm 2022, lần đầu tiên Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, với tổng vốn cấp mới và điều chỉnh tính đến ngày 10/11/2022 là 935,22 triệu USD.

Về thu hút nguồn vốn ODA, trong 10 tháng đầu năm 2022, có 1 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; 1 dự án đang làm thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư; 3 dự án đang thực hiện thủ tục đề xuất.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh này có 11 chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng mức đầu tư 9.620 tỷ đồng; giải ngân vốn nước ngoài 10 tháng đầu năm 68,694 tỷ đồng/482,140 tỷ đồng, đạt 14,25% kế hoạch được giao.

Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 2,490 tỷ USD, tăng 2,55% so với năm 2021, trong đó, xuất khẩu hàng hóa 2,168 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 1,195 tỷ USD, tăng 20,2% so với năm 2021.

Năm 2023, UBND tỉnh Nghệ An dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP 9-10%; thu ngân sách Nhà nước 15.857 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu 2,870 tỷ USD; Tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội 106.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người 56-57 triệu đồng.

Thêm 2 dự án gần 6.500 tỷ đồng đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An vừa thông qua chủ trương cấp phép đầu tư 2 dự án với tổng vốn hơn 275 triệu USD vào Khu kinh tế Đông Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư