
-
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình"
-
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long
-
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
-
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà Vua Vương quốc Bỉ
-
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025 -
Chính thức giảm thuế nhập khẩu ô tô và một số mặt hàng từ 31/3/2025
Dư địa xuất khẩu ở những thị trường nào?
Dù thương mại toàn cầu sụt giảm đáng kể vào các năm 2015, 2016 và dự báo tiếp diễn sang năm 2017, nhưng các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… vẫn giữ vai trò quyết định trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2017 và những năm kế tiếp.
“Chúng tôi đã có đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đến hết năm 2018 với giá trị hơn 12 triệu USD cho sản phẩm giá inox”, ông Phạm Toàn Vinh, Giám đốc CTCP Thương mại và Sản xuất Toàn An Khánh thông tin với phóng viên Báo Đầu tư. Đây cũng là kỳ vọng mới về sản phẩm giá inox sẽ ghi tên vào nhóm hàng hóa có đóng góp cho xuất khẩu năm 2017 và nhiều năm nữa.
![]() |
. |
Khai thác dư địa xuất khẩu tại các thị trường truyền thống vẫn đang được các doanh nghiệp xuất khẩu trong nhiều ngành, lĩnh vực thực hiện triệt để. Đó là câu trả lời cho thực tế cầu trên các thị trường lớn giảm, thậm chí giảm sâu, nhưng năm 2016, tăng trưởng xuất khẩu cả nước đã duy trì ở mức 8,6%, với tổng kim ngạch hơn 175,9 tỷ USD.
PGS - TS. Phạm Tất Thắng, Cố vấn cấp cao Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, bức tranh xuất khẩu của năm 2016 có những điểm sáng đáng chú ý với một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, như rau quả tăng 31,2% so với năm 2015, thức ăn chăn nuôi tăng 17%, xơ sợi dệt tăng 14%...
Thành quả này là do mỗi doanh nghiệp đã có cách vận động riêng, trong đó, khai thác đủ mọi ngõ ngách thị trường xuất khẩu truyền thống, “năng nhặt chặt bị”… là tinh thần của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương): “Nhìn trên bình diện chung, đặc biệt, nhìn vào yếu tố không thuận lợi, thì tổng giá trị xuất khẩu ngành nông - lâm - thủy sản đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 đã vượt kỳ vọng”.
“Cú đấm” mang tên ASEAN
Năm 2017 là năm thứ 2 ghi dấu sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Sự dồn lực vào AEC trong năm 2017 như một lẽ tất yếu, bởi không thể “bỏ bê” thị trường này lâu hơn nữa.
Theo Bộ Công thương, thị trường ASEAN được kỳ vọng tăng xuất khẩu trong năm qua, nhưng hết tháng 10/2016, lượng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN chỉ đạt 14,2 tỷ USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2015, trong khi đó, Việt Nam lại nhập khẩu từ thị trường này tới 19,1 tỷ USD.
Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, dân số hơn 600 triệu của 10 nước thành viên, ASEAN phải trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam mới tập trung khai thác ở Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Tín hiệu vui đã bắt đầu nhen nhóm, khi Tổng công ty cổ phần May Hòa Thọ đã lên kế hoạch thâm nhập AEC với thương hiệu Merriman, do doanh nghiệp này tự thiết kế, sản xuất và phân phối, đầu tiên là Lào, Myanmar, tiếp theo là Thái Lan. Theo ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Vitas, với GDP đạt 2.600 tỷ USD, gần như không rào cản thuế khóa, các quy tắc xuất xứ được nới lỏng, chi phí vận chuyển thấp, xu hướng tiêu dùng tương đồng… thì thị trường ASEAN đang rộng mở với dệt may Việt Nam. Hiện thương mại dệt may 2 chiều mới đạt trên khoảng 1,7 tỷ USD năm 2015, trong đó xuất khẩu là 965 triệu USD.
Các chuyên gia xuất khẩu cho rằng, trong bối cảnh thương mại của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào đối tác truyền thống, việc khai phá thêm được những thị trường mới sẽ làm bàn đạp cho các doanh nghiệp mở rộng năng lực sản xuất, quy mô xuất khẩu, để có thêm “đối trọng” trong cán cân thương mại.
-
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình"
-
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long
-
Nhà Vua Philippe mong muốn doanh nghiệp Bỉ đầu tư vào năng lượng, khai khoáng tại Việt Nam
-
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
-
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà Vua Vương quốc Bỉ -
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025 -
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng, chống lãng phí -
Hà Nội yêu cầu hoàn thành Kế hoạch cải cách hành chính trước 15/4 -
Chính thức giảm thuế nhập khẩu ô tô và một số mặt hàng từ 31/3/2025 -
Công nhận huyện Trực Ninh và huyện Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao -
Xuất cấp gần 1.454 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng