
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
![]() |
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với phương án xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương, vói sản lượng 400.000 tấn trong tháng 4. |
Ngày 6/4, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã gửi văn bản báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, theo chỉ đạo của Thủ tướng vào ngày 31/3.
Theo đó, Bộ Công thương đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trong đó lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 là 400.000 tấn.
Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ ngành, Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.
Bộ Công thương cũng cho hay, ngoài 300.000 tấn gạo dự trữ mà Tổng cục Dự trữ phải mua vào, cần giữ lại thêm 400.000 tấn để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và tháng 5. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong 2 tháng (trước khi có thóc vụ hè thu) là 700.000 tấn.
Đồng thời, Bộ Công Thương yêu cầu 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất phải ký thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về đảm bảo cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp không thực hiện theo thỏa thuận sẽ bị thu hồi Giấy phép xuất khảu gạo.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hiện tổng khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao cho năm 2020 là 1,574 triệu tấn gạo. Lượng gạo hiện có trong kho của 60/92 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là 1,65 triệu tấn.
Trước đó, căn cứ kết quả rà soát và các ý kiến của các tỉnh, thành ĐBSCL, các doanh nghiệp, Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương chủ trì đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới, với đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4, tháng 5/2020.
Thông tin từ Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ông Trần Thanh Hải, tối 10/4 cho biết, với sự chấp thuận này của Thủ tướng, Bộ Công Thương sẽ ban hành Thông tư công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4 là 400.000 tấn.
Doanh nghiệp xuất khẩu đăng ký mở tờ khai tại Hải quan, Hải quan trừ lùi đến hết hạn ngạch thì dừng. Doanh nghiệp không cần xin giấy phép xuất khẩu chuyến tại Bộ Công Thương.
Trong các báo cáo gửi Chính phủ thời gian qua, Bộ NN&PTNT tiếp tục khẳng định, dự kiến kế hoạch sản xuất năm 2020 đạt 43,5 triệu tấn thóc. Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 29,96 triệu tấn, vẫn còn dư 13 - 13,4 triệu tấn thóc (tương đương 6,5 – 6,7 triệu tấn gạo) cho xuất khẩu.

-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower