-
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp. |
Tổng thời gian làm việc dự kiến chỉ là 12 ngày, song nội dung chương trình kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá XIV dày đặc công tác nhân sự.
Sáng 15/3 tại phiên họp thứ 54, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chuẩn bị kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV.
Kỳ họp này sẽ dành thời gian cần thiết để kiện toàn nhân sự, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 12 ngày, khai mạc ngày 24/3 và bế mạc ngày 8/4, dự phòng ngày 9/4/2021.
Qua xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, ông Phúc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về đề nghị Chính phủ đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả sử dụng các gói hỗ trợ, đưa ra các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, dài hạn nếu tình hình dịch bệnh phức tạp, kéo dài và đề cập trong trong Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020.
Theo dự kiến chương trình chi tiết của kỳ họp cuối nhiệm kỳ, nửa đầu của kỳ họp Quốc hội dành thời gian nghe và thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.
Công tác nhân sự bắt đầu tiến hành từ sáng 30/3 với việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia và chiều cùng ngày sẽ thảo luận về nhân sự mới của chức danh này, kết quả được công bố vào sáng 31/3.
Vào sáng 1/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước, thảo luận nhân sự kế nhiệm vào chiều cùng ngày và kết quả bầu mới được công bố sáng 2/4.
Theo phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh, Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ và trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ. Sau hai ngày nghỉ cuối tuần, sáng thứ hai 5/4 Quốc hội Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ. Tất cả ba chức danh nói trên đều được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Xen kẽ quá trình kiện toàn ba chức danh cao nhất của Nhà nước, Quốc hội còn tiến hành miễn nhiệm và bầu, phê chuẩn mới Phó chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, một số Phó chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội, một số Phó thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Với số lượng lớn như trên, công tác nhân sự kéo dài cho đến tận ngày cuối cùng của kỳ họp (8/4).
Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, để thực hiện nguyên tắc làm việc (quyết định theo đa số) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến chương trình đã bố trí việc miễn nhiệm và bầu nhân sự thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiến hành theo 3 đợt: Chủ tịch Quốc hội, một số Phó chủ tịch Quốc hội, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để luôn bảo đảm số lượng cần thiết thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về nhân sự Quốc hội, thì cả Chủ tịch, các Phó chủ tịch Quốc hội đều cần được kiện toàn, tuy nhiên vẫn có thể có một Phó chủ tịch tiếp tục đảm nhiệm công việc do nhân sự dự kiến thay thế chưa phải là đại biểu Quốc hội, theo thông tin từ phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Với các chức danh khác, một số thành viên Chính phủ không còn đủ tuổi tái cử ủy viên Trung ương (có vị không đắc cử) cũng có thể là lý do cần được kiện toàn.
Liên quan đến công tác nhân sự, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ hai vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; nhất trí cho thực hiện việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIV theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng cho biết, Trung ương cũng đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước với số phiếu rất tập trung.
-
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2024 tăng 8,6% -
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
-
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả