
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quyết định số 396/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án “Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam”.
Theo Quyết định này, cơ quan chủ quản của Dự án là UBND tỉnh Quảng Nam; Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ.
Tổng vốn đầu tư Dự án là 118,7 triệu USD, tương đương hơn 2.748 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay Ngân hàng WB là hơn 1.832 tỷ đồng; vốn đối ứng của UBND tỉnh Quảng Nam là hơn 916,51 tỷ đồng.
Dự án sẽ thực hiện nạo vét sông Trường Giang với tổng chiều dài tuyến luồng khoảng 60km từ ngã ba An Lạc (Cửa Đại) đến Cửa Lở (vịnh An Hòa), chiều rộng luồng 30m, sâu 2,3m.
Xây dựng kè bảo vệ tại các điểm xung yếu thường xảy ra xói lở như các đoạn sông cong, hoặc khu vực địa chất yếu, đoạn sông hẹp bên cạnh khu đông dân cư sinh sống cần được bảo vệ tránh sụt lở vào mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn; xây dựng tổ hợp công trình kênh, cống, đập hỗ trợ thoát lũ khu vực Tam Kỳ.
Dự án “Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam” sẽ được triển khai tại vùng Đông của tỉnh Quảng Nam. |
Ngoài ra, Dự án xây dựng mới 6 cầu vượt sông Trường Giang, gồm cầu Bình Dương, Hưng Mỹ, Bình Nam, Tỉnh Thủy, Tam Thanh (quốc lộ 40B) và cầu Tam Tiến (trên tuyến N5). Các cầu đáp ứng khổ tĩnh không thông thuyền sông cấp IV (30x6m). Xây dựng đường hai đầu cầu kết nối vào các trục đường chính ở hai phía đầu cầu.
Dự án “Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam” thuộc nhóm A, thực hiện từ năm 2022 - 2027 tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và TP.Tam Kỳ.
Khi hoàn thành, Dự án sẽ tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng thích ứng và nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý phát triển thích ứng với rủi ro thiên tai tại các địa bàn thực hiện dự án của tỉnh.
Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường khả năng tiếp cận đến các dịch vụ cơ sở hạ tầng thích ứng và nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý phát triển thích ứng với rủi ro thiên tai tại các địa bàn thực hiện Dự án.
Mục tiêu cụ thể của Dự án là tăng cường kết nối, loại bỏ các trở ngại về cơ sở hạ tầng của các khu kinh tế trọng điểm ven biển, cũng nhưng các khu dân cư và các khu du lịch ven biển. Cải tạo hệ thống giao thông thủy nội địa, tăng cường tiêu thoát lú lưu vực sông Trường Giang …
Tỉnh Quảng Nam chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, sự phù hợp với quy định của pháp luật về hồ sơ Dự án và các nội dung giải trình.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam phải tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thị Dự án; Chịu trách nhiệm bố trí kịp thời vốn đối ứng, phối hợp với các cơ quan liên quan để có giải pháp thiết kế, nạo vét sông Trường Giang phù hợp…
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới