-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi cùng lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Chính phủ tới thăm và làm việc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) chiều nay, 4/3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe GS. Tâm Vũ, Nhà sáng lập Earable Neuroscience giới thiệu về thiết bị thông minh FRENZ Brainband . Đây là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam giành được Giải thưởng Đổi mới sáng tạo CES 2023 cho hạng mục Thiết bị đeo, được các chuyên gia hàng đầu thế giới công nhận là thiết bị đột phá cho ngành công nghệ giấc ngủ và công nghệ thần kinh toàn cầu. Thiết bị này giúp theo dõi và hỗ trợ các hoạt động của não bộ để cải thiện giấc ngủ, sự tập trung và thư giãn. |
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 với chức năng hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học và công nghệ.
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, NIC đã ghi nhận một số kết quả đáng kể. Thứ nhất, Trung tâm đã hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột chính: Nhà nước - Viện, trường - Doanh nghiệp và các chủ thể liên quan bao gồm các trung tâm hỗ trợ, ươm tạo, các mạng lưới chuyên gia, trí thức, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính…
Trung tâm cũng hình thành và phát triển Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam với gần 1.600 chuyên gia, trí thức người Việt đang làm việc tại các tập đoàn công nghệ, các viện/trường hàng đầu thế giới. Đây là nguồn lực trí thức rất lớn, sẵn sàng tham gia, đóng góp vào các hoạt động, dự án công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với đơn vị đang hoạt động tại NIC. (Ảnh: Dũng Minh) |
Thứ hai, Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, bao gồm các hỗ trợ về cơ sở vật chất, hỗ trợ ươm tạo, nâng cao năng lực, hỗ trợ tiếp cận vốn, hỗ trợ tư vấn giải pháp…
Thứ ba là NIC đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại các viện-trường địa phương, phối hợp các đại học quốc tế lớn cung cấp khoá đào tạo về đổi mới sáng tạo: Phối hợp đối tác Google tổ chức Chương trình Nhân tài số với hàng chục nghìn sinh viên Việt Nam tham gia; phối hợp Tổ chức STEAM for Vietnam tổ chức đào tạo hơn 20.000 học sinh tiểu học, trung học cơ sở về lập trình máy tính và STEM, tổ chức cuộc thi Robotics cho sinh viên.
“NIC đã từng bước khẳng định vai trò tiên phong để hình thành hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, trở thành hạt nhân liên kết, thúc đẩy sự phát triển đầy đủ của các thành tố hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước; trở thành đầu mối quốc gia về kết nối các hoạt động đổi mới sáng tạo với nhiều đối tác lớn trên thế giới”, ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) chia sẻ.
Ông Vũ Quốc Huy khẳng định, NIC đã từng bước khẳng định vai trò tiên phong để hình thành hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. (Ảnh: Dũng Minh) |
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam là quốc gia đầu tiên có mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo cấp quốc gia. Các nước khác có trung tâm nhưng là phục vụ mục tiêu của tập đoàn, của địa phương, không phục vụ mục đích chung của quốc gia.
Với 8 lĩnh vực trọng tâm, gồm nhà máy thông minh, đô thị thông minh, truyền thông số, công nghệ môi trường, an ninh mạng, bán dẫn, y tế, hydrogen xanh…, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết đã nhận được sự ủng hộ từ các bộ ngành để hình thành nên hệ sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ chế chính sách đặc thù cho đổi mới sáng tạo, thu hút các trí thức, nhà khoa học về xây dựng đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, “chúng ta có tài sản rất lớn là những con người Việt Nam được đào tạo rất bài bản tại các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, làm việc tại các tập đoàn, công ty, viện trường tên tuổi trên toàn cầu. Chúng tôi đã hình thành mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, hiện đã có 8 mạng lưới thành phần tại các khu vực như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…”.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang là quốc gia đầu tiên có mô hình trung tâm đổi mới sáng tạo cấp quốc gia. (Ảnh: Dũng Minh) |
Trực tiếp đi thăm các hoạt động tại NIC, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng nhưng cũng trăn trở về những điều chưa làm được.
Thủ tướng cho biết, Đại hội XIII của Đảng khẳng định và củng cố vai trò của đổi mới sáng tạo thông qua 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược: “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển”, “thúc đẩy đổi mới sáng tạo”; “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”; “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội”. Cả 3 đột phá chiến lược này đều tạo cơ chế cho đổi mới sáng tạo, cũng như lấy đổi mới sáng tạo làm cơ sở, động lực cho sự phát triển.
“Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam phải là nơi hội tụ trí tuệ, không kể biên giới, khoảng cách, tuổi tác. Từ đó tạo ra nguồn lực để tiếp tục lan toả và phát triển. Tinh thần chung là hình thành trung tâm để hội tụ trí tuệ và lan toả lợi ích”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý slogan cho NIC là "hội tụ trí tuệ và lan toả lợi ích". (Ảnh: Dũng Minh) |
Để tạo thuận lợi cho hoạt động của NIC, Thủ tướng đồng ý việc sửa đổi Nghị định 94/2020/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia theo hình thức rút gọn, hoặc ban hành nghị quyết để giải quyết ngay các vướng mắc.
Về nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quỹ đổi mới sáng tạo cho NIC, gồm một phần nguồn lực của nhà nước. Thủ tướng cũng lưu ý, việc sử dụng quỹ đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách cho đổi mới sáng tạo phù hợp với tình hình, bối cảnh của Việt Nam. (Ảnh: Dũng Minh) |
Nêu rõ vấn đề muốn có trí tuệ nhân tạo phải có cơ sở dữ liệu lớn, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Công an khai thác hiệu quả dữ liệu về dân cư.
Nhấn mạnh nhiệm vụ hỗ trợ các nhà đổi mới sáng tạo, các start-ups, các chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách cho đổi mới sáng tạo phù hợp với tình hình, bối cảnh của Việt Nam.
Ngay sau buổi làm việc, Thủ tướng đã trực tiếp đi thị sát công trình của NIC đang xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Động viên các đơn vị giám sát, thi công công trình, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm tiến độ, chất lượng, các yếu tố kỹ, mỹ thuật; đầu tư phân kỳ nhưng quy hoạch phải tổng thể, có tầm nhìn xa.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"