Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Thu về hơn 1,7 tỷ USD từ xuất khẩu khẩu trang, đồ bảo hộ
Thế Hải - 24/04/2021 14:29
 
Xuất khẩu một số nhóm hàng như khẩu trang, đồ bảo hộ lao động, bộ đồ y tế.. đã giúp mang về doanh thu 1,73 tỷ USD trong năm 2020, đỡ cho sự sụt giảm của nhóm hàng truyền thống.
Xuất khẩu đồ bảo hộ, khẩu trang, quần áo y tế, bộ đồ mặc nhà đã tăng thêm 1,4 tỷ USD trong năm 2020.
Xuất khẩu đồ bảo hộ, khẩu trang, quần áo y tế, bộ đồ mặc nhà đã tăng thêm 1,4 tỷ USD trong năm 2020.

Năm 2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày.

Cơ cấu mặt hàng dệt, may xuất khẩu Năm 2020, cơ cấu xuất khẩu mặt hàng dệt may có sự thay đổi lớn. Các mặt hàng truyền thống như áo jacket, quần, áo các loại và các loại quần áo thời trang, hàng cao cấp giảm xuống. Do đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu từ đầu quý II/2020, nhu cầu mua sắm thời trang trên thế giới đã giảm mạnh, nhường chỗ cho các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phòng chống dịch bệnh.

Trong khi nhiều chủng loại hàng dệt may sụt giảm mạnh thì Covid cũng khiến một số nhóm hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu đột biến, giúp ngành dệt may đỡ được đà sụt giảm để mang về hơn 35 tỷ USD, giảm 9,8%. Đây cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng trưởng âm (giảm 9,8%) sau 25 năm tăng trưởng liên tục và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tụt xuống hàng thứ 3 sau nhóm mặt hàng Điện thoại và Máy vi tính, sản phẩm điện tử - linh kiện.

Dù vậy, với kim ngạch xuất khẩu đạt được trong năm 2020, ngành dệt may Việt Nam vẫn là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm gần 20% (từ 740 tỷ USD về 600 tỷ USD), các quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may đều có mức giảm từ 15-20% thậm chí gần 30% do bị cách ly dài.

Có được kết quả như trên là nhờ công tác khống chế dịch bệnh hiệu quả đã giúp Việt Nam là nước duy nhất trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới không bị cách ly và không bị dừng sản xuất, qua đó góp phần giữ vững thị phần của ngành thời trang dệt may Việt Nam tại các thị trường lớn. 

Các doanh nghiệp Việt Nam đã xoay chuyển từng bước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới và duy trì sản xuất, xuất khẩu giữ chân người lao động qua việc chuyển sang sản xuất và tăng xuất khẩu các nhóm hàng cần thiết cho phòng chống dịch và sản phẩm sử dụng nhiều trong nhà để bù đắp lượng đơn hàng xuất khẩu truyền thống thiếu hụt gồm: khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, quần áo y tế, màn, rèm, thảm, quần áo ngủ.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ riêng 4 nhóm hàng này tăng thêm với giá trị 1,42 tỷ USD so với năm 2019: khẩu trang đạt khoảng 817 triệu USD; đồ bảo hộ lao động đạt 756 triệu USD (tăng 283%, tương đương 559 triệu USD); màn, rèm, thảm đạt 415 triệu USD (tăng 3,7%, tương đương 15 triệu USD); quần áo ngủ đạt 221,9 triệu USD (tăng 12,5%, tương đương 25 triệu USD); quần áo y tế đạt 160,9 triệu USD (tăng 17,5%, tương đương 23 triệu USD).

Xuất khẩu dệt may đo cơ hội hồi phục
Xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể hồi phục nhanh trong nửa cuối năm 2021 nhờ vắc-xin được tiêm rộng rãi tại các thị trường chính yếu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư