-
TKV khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất sau bão -
Davipharm - Hành trình 20 năm từ khởi đầu khiêm tốn đến tiên phong xu hướng -
Việt Nam đứng top 5 ASEAN về chỉ số hiệu quả logistics -
Viettel Haiti: Khi trái tim chiến thắng bạo lực -
Hợp tác đối tác chuyên biệt, Phát Đạt đẩy mạnh lại bất động sản khu công nghiệp -
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh
Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,4 tỷ khẩu trang y tế trong năm 2020. |
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2020, cả nước có trên 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là gần 71 triệu chiếc, giảm mạnh 59% so với số lượng xuất khẩu trong tháng 11 trước đó.
Tính chung cả năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,37 tỷ chiếc khẩu trang y tế các loại sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ...
Sở dĩ xuất khẩu khẩu trang y tế đạt con số kỷ lục trong năm qua là sau thời gian áp dụng cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 (theo Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ), hoạt động xuất khẩu khẩu trang y tế được thực hiện bình thường trở lại từ tháng 5/2020 theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ.
Trước đó, theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép. Và nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp. Quy định trên được đưa ra để dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước, đảm bảo có đủ trang thiết bị cho đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh từ đầu tháng 3 năm 2020, Việt Nam đã nổi lên là một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu đồ phòng dịch, với khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn, thời gian giao hàng ngắn.
Ngoài sản xuất khẩu trang y tế, khẩu trang vải xuất khẩu, một số doanh nghiệp dệt may đã nhận được khoản giải ngân từ gói tài chính toàn cầu trị giá 1 tỷ USD của Ngân hàng Standard Chartered.
Theo đó, ngân hàng này đã cung cấp cho Tổng công ty cổ phần Donagamex khoản tín dụng có hạn mức 70 tỷ đồng (tương đương khoảng 3 triệu USD) làm vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất khẩu trang y tế, khẩu trang vải và áo bảo hộ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các thiết bị bảo hộ cá nhân trên toàn cầu.
Tổ chức tài chính này đã cung cấp cho Tổng công ty May 10 khoản tín dụng có hạn mức 100 tỷ đồng (tương đương khoảng 4,3 triệu USD, Công ty cổ phần Tổng công ty May Bắc Giang LGG (May Bắc Giang LGG) khoản tín dụng có hạn mức 63 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,7 triệu USD) làm vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất khẩu trang vải, đồ phòng dịch, nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bị bảo hộ cá nhân trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.
-
Hợp tác đối tác chuyên biệt, Phát Đạt đẩy mạnh lại bất động sản khu công nghiệp -
Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh -
Việt Nam xuất khẩu nước trái cây sang Pakistan -
Doanh nghiệp xuất khẩu đĩa giấy sang Mỹ chịu thuế CBPG tạm thời lên tới 159,79% -
Chủ tịch An Phát Holdings từ nhiệm; VNG có quyền tân Tổng giám đốc; Chủ tịch HĐQT ACV ra mắt -
Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạch -
Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực ASEAN
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village