
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quỹ Bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động không hiệu quả do cơ chế của Quỹ không phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiều doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo.
Theo đó, nếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo thì sẽ không được xem xét vì sẽ phát sinh rủi ro cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất vốn của Quỹ BLTD. Trên thực tế, khi doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu về tài sản đảm bảo thì sẽ lựa chọn tiếp cận nguồn vốn vay tại ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, không cần xin bảo lãnh từ Quỹ BLTD do phát sinh thêm hồ sơ, thủ tục và phải trả thêm khoản phí bảo lãnh.
![]() |
Đa phần đông đảo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần được hỗ trợ các chính sách từ tỉnh |
Tìm đến Quỹ BLTD thường là một số doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, khó khăn về dòng tiền hay gần như mất khả năng thanh toán và các doanh nghiệp này cũng thường thiếu hồ sơ nên không đáp ứng điều kiện để được xem xét bảo lãnh tín dụng.
Trong khi đó, từ 1/3/2019 đến nay Quỹ BLTD không phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh nào. Toàn bộ vốn hoạt động của Quỹ BLTD từ khi thành lập đến nay được gửi tại các ngân hàng thương mại dẫn đến việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ BLTD chưa đúng mục tiêu
Cùng với đó, tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý đối với Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có nhấn mạnh, với các quỹ hoạt động không hiệu quả, kiên quyết cho dừng hoạt động, giải thể.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký tờ trình HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế để thông qua phương án giải thể Quỹ BLTD doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh.
Theo phương án trình, sau khi được HĐND tỉnh chấp thuận Phương án giải thể Quỹ BLTD tại kỳ họp gần nhất, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể, UBND tỉnh sẽ báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố công khai quyết định giải thể Quỹ BLTD trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và Trung ương. Đối với nguồn vốn hoạt động của Quỹ BLTD sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.
Được biết, theo kết quả kiểm toán độc lập, tính đến hết năm 2023, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế có vốn điều lệ ngân sách cấp là 100 tỷ đồng, tổng nguồn vốn khả dụng là 108,79 tỷ đồng (bao gồm phần vốn điều lệ).
Về kết quả hoạt động, năm 2019 Quỹ có mức doanh thu 391,1 triệu đồng; năm 2020 là 2,57 tỷ đồng; năm 2021 là 2,28 tỷ đồng; năm 2022 là 1,51 tỷ đồng và năm 2023 là 2,3 tỷ đồng.

-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử -
Tận hưởng lễ lớn với hàng loạt ưu đãi từ Sacombank -
Bỏ cơ chế “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng -
Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo phương án cơ cấu lại SCB -
Vàng vọt lên 120 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu