
-
Đề xuất tăng mức ký quỹ đa cấp lên 50 tỷ đồng
-
Petrovietnam tăng trưởng ổn định trong nửa đầu năm
-
EVNGENCO1 đẩy nhanh thủ tục để sớm được giao hàng loạt dự án điện
-
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á -
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
Tiềm năng sẵn có nhưng chưa được khai thác đúng mức
Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam như Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Thăng Long, Vinaconex, các tổng công ty Cienco hay Tập đoàn Đèo Cả đều đã chứng minh năng lực qua hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn. Điển hình Saigon Centre do Hòa Bình thi công, cầu Cần Thơ của Cienco, Khu đô thị Vinhomes Riverside do Vinaconex thực hiện, hay cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn của Đèo Cả.
Những công trình này không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật cao, mà còn khẳng định khả năng quản lý dự án phức tạp của các nhà thầu Việt. Tuy nhiên, trên đấu trường quốc tế, số lượng dự án mà các doanh nghiệp Việt Nam làm tổng thầu hoặc chủ đầu tư vẫn còn khiêm tốn so với tiềm lực thực tế. Phần lớn hợp đồng nước ngoài vẫn thuộc về các công ty Nhật Bản như Kajima, Obayashi, các tập đoàn Hàn Quốc như GS E&C, Trung Quốc như CSCEC và các tập đoàn đa quốc gia khác.
![]() |
Khu đô thị xanh Celadon City với điểm nhấn công viên 16 ha tại TP.HCM. Ảnh: Hoà Bình. |
Nguyên nhân chính của tình trạng này bao gồm việc thiếu kinh nghiệm đấu thầu quốc tế, nhất là tại các thị trường phát triển hoặc các quốc gia trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, sự thiếu vắng cơ chế chính sách ưu tiên của nhà nước để tạo động lực và hành lang pháp lý cũng là rào cản lớn. Đặc biệt, việc thiếu hỗ trợ tài chính, bảo lãnh tín dụng và các quỹ hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ xây dựng khiến các doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh với các đối thủ được chính phủ của họ hậu thuẫn mạnh mẽ.
Xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn là yếu tố cốt lõi, quyết định khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ai làm chủ được vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản.
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam
Trong thập niên qua, Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình viện trợ phát triển ra nước ngoài, đặc biệt tại Lào và Campuchia trong các lĩnh vực hạ tầng, y tế và giáo dục. Đây chính là cơ hội vàng để các nhà thầu Việt Nam tích lũy kinh nghiệm quốc tế và xây dựng thương hiệu.
Theo Luật Đấu thầu 2023 và Nghị định 24/2024/NĐ-CP, Chính phủ hoàn toàn có thể quy định rõ trong hồ sơ mời thầu quốc tế về việc ưu tiên giao tổng thầu cho các nhà thầu Việt Nam nếu đáp ứng điều kiện năng lực và hiệu quả chi phí. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các công ty như Hòa Bình, CC1, Cienco, Thăng Long, Trường Sơn không chỉ tích lũy kinh nghiệm, mà còn xây dựng hồ sơ năng lực quốc tế, tạo tiền đề thâm nhập các thị trường tiềm năng như Đông Phi, Nam Á, Trung Đông.
Giải pháp toàn diện thúc đẩy nhà thầu Việt vươn ra quốc tế
Để hiện thực hóa mục tiêu này, cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ cơ chế chính sách đến hỗ trợ thực tiễn, cụ thể như sau:
- Ưu tiên tổng thầu trong các dự án ODA
Các dự án viện trợ phát triển của Việt Nam cần có quy định rõ ràng về vai trò tổng thầu cho doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Xây dựng để thiết kế các gói thầu quốc tế phù hợp với năng lực nhà thầu nội địa. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy, việc ưu tiên doanh nghiệp trong nước tham gia các dự án ODA không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh, mà còn tạo hiệu ứng nhân tố, giúp họ chinh phục các thị trường khó tính hơn.
- Xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà thầu chiến lược
Dựa trên Quyết định 30/2019/QĐ-TTg về Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Chính phủ cần thiết lập các tiêu chí cụ thể để lựa chọn doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đủ điều kiện tham gia các dự án trọng điểm, đồng thời ưu tiên các doanh nghiệp nằm trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Theo đó, các công ty xây dựng muốn được ưu tiên tham gia dự án trọng điểm phải đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu 500 tỷ đồng và được xếp hạng tín nhiệm từ BBB trở lên bởi các tổ chức uy tín như FiinRatings. Bên cạnh đó, yêu cầu về kinh nghiệm cũng được đặt ra khá cao với thâm niên hoạt động trên 20 năm, đồng thời phải chứng minh năng lực thực thông qua việc hoàn thành ít nhất 3 dự án quy mô lớn trên 1.000 tỷ đồng trong 5 năm gần nhất với tỷ lệ đúng tiến độ đạt 90% trở lên.
![]() |
Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khi đang thi công. |
Đặc biệt, các doanh nghiệp này cần thể hiện sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại như BIM và AI trong quản lý, thi công dự án theo đúng quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP và Thông tư 06/2016/TT-BXD, đồng thời tích cực đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động CSR, đào tạo lao động và tham gia các dự án nhà ở xã hội, góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm và bền vững.
- Thành lập Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ xây dựng
Chính phủ cần xây dựng Quỹ Bảo lãnh tín dụng hoặc Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng ra nước ngoài, tương tự như Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại. Quỹ này sẽ cung cấp gói vay lãi suất ưu đãi dưới 5% cho doanh nghiệp tham gia đấu thầu quốc tế, đồng thời đóng vai trò bảo lãnh tín dụng, giúp các nhà thầu Việt có đủ năng lực tài chính cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.
- Tăng cường ngoại giao kinh tế
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cần tích cực xúc tiến thương hiệu các nhà thầu Việt thông qua hội chợ, diễn đàn đầu tư và các hiệp định thương mại tự do. Sự hợp tác công tư giữa Bộ Ngoại giao và doanh nghiệp để tổ chức các đoàn xúc tiến xây dựng quốc tế sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, giúp các nhà thầu Việt tiếp cận được nhiều cơ hội hơn.
Tập đoàn Hòa Bình từng làm tổng thầu cho các dự án quy mô lớn như Saigon Centre, Empire City, Celedon City, Estella Height, Alma Resort, Nhà ga mở rộng Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, thể hiện năng lực không thua kém các đối thủ quốc tế. Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) đã khẳng định vị thế qua việc xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM và hàng chục dự án điện lớn. Cienco cũng để lại dấu ấn với các tuyến đường quốc lộ trọng điểm như Quốc lộ 1A, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ.
Những doanh nghiệp này đã hội đủ điều kiện để bước ra thị trường nước ngoài, điều còn thiếu chỉ là chính sách hỗ trợ và sự đồng hành từ nhà nước. Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy, khi được chính phủ hậu thuẫn mạnh mẽ, các doanh nghiệp xây dựng có thể trở thành những đại sứ thương hiệu xuất sắc, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Ngành xây dựng Việt Nam không chỉ là một ngành công nghiệp thông thường, mà còn là nền tảng thể hiện vị thế quốc gia. Một thương hiệu xây dựng mạnh chính là biểu tượng của sự phát triển, hiện đại và nội lực của một quốc gia. Để đạt mục tiêu vươn tầm quốc tế, Chính phủ cần có chương trình hành động rõ ràng, ưu tiên và hỗ trợ các nhà thầu xây dựng Việt tiếp cận thị trường quốc tế thông qua các dự án ODA, quỹ hỗ trợ, cơ chế ưu tiên và ngoại giao kinh tế.
Với những chính sách phù hợp và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra những "Chaebol mới" trong lĩnh vực xây dựng, góp phần khẳng định vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đây chính là con đường bền vững để xây dựng thương hiệu quốc gia, biến ước mơ thành hiện thực.
(*) Tiến sĩ Xây dựng, Đại học Queensland, Australia; Thạc sĩ Cơ học Xây dựng, Đại học Liège, Bỉ; Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.HCM; Kỹ sư Xây dựng, Đại học Bách Khoa TP.HCM.
Hiện đang là Trưởng Ban Tái cấu trúc, Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Đầu tư và Phát triển Thị trường Quốc tế, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình)
-
Thúc đẩy nhà thầu Việt Nam vươn ra quốc tế: Con đường xây dựng thương hiệu quốc gia -
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á -
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân -
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower